PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 6. Biện pháp kiểm soát sinh học.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 6: BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT SINH HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Trình bày được một số biện pháp kiểm soát sinh học (bảo vệ các loài thiên địch; sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, phân bón). 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về các biện pháp kiểm soát sinh học trước khi đến lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng một vài biện pháp kiểm soát sinh học. Năng lực sinh học: - Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được một số biện pháp kiểm soát sinh học (bảo vệ các loài thiên địch; sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, phân bón). - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Hiểu được việc sử dụng sinh vật kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của sâu bệnh, từ đó làm giảm mật độ, tác hại của chúng đối với vật nuôi, cây trồng là nhiệm vụ của kiểm soát sinh học. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS đề xuất được ý tưởng về duy trì, bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên. Ứng dụng vào việc tạo chế phẩm sinh học thảo mộc nhằm kiểm soát sâu, bệnh hại để phục vụ đời sống con người. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị cho nội dung bài học mới.
2 - Trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao. - Nhân ái: Bảo tồn các loài thiên địch bằng cách bảo vệ, duy trì nơi ở của chúng trong tự nhiên. Vận động gia đình, cộng đồng tham gia bảo vệ các loài thiên địch. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12. - Máy tính, máy chiếu. - Một số hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài học. 2. Đối với học sinh - SGK Chuyên đề học tập Sinh học 12 - Kết nối tri thức. - Nghiên cứu bài học, video trước giờ lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của các biện pháp kiểm soát sinh học trong nông nghiệp. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS quan sát video và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. - Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video về người nông dân sử dụng các biện pháp hóa học phòng trừ sâu hại và nuôi thiên địch: https://youtu.be/RAO7CcFY-Zs?si=4BEAnxysM13AIA-4 https://youtu.be/tPdj11dd9A0?si=J48sGIQoBHFALf7A - GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
3 1. Cho biết ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. 2. Các biện pháp kiểm soát hóa học đã được con người sử dụng để khống chế các loài sâu hại. Vậy tại sao gần đây các biện pháp sinh học lại được quan tâm trở lại? 3. Sử dụng sinh vật kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển để làm giảm mật độ, tác hại của sâu bệnh đối với vật nuôi, cây trồng là nhiệm vụ của kiểm soát sinh học. Vậy có những biện pháp kiểm soát sinh học nào? 4. Các em hiểu thế nào là biện pháp kiểm soát sinh học? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS xung phong trả lời: Gợi ý: Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, giá thành rẻ, diệt nhanh sâu bệnh hại cây trồng. Nhược điểm: gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây bất lợi đối với những sinh vật khác,... - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án. - GV dẫn dắt gợi mở cho HS: - Bài 6. Biện pháp kiểm soát sinh học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp duy trì, bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên a. Mục tiêu: - Nêu được các nhiệm vụ cần thực hiện để bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên. - Trình bày một số ví dụ về biện pháp phục hồi nơi ở, ổ sinh thái của một số loài thiên địch.
4 b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 6.1 - 6.4 và tìm hiểu về Biện pháp duy trì, bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên. c. Sản phẩm học tập: Biện pháp duy trì, bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức trò chơi Tiếp sức, chia lớp thành 4 nhóm lên bảng sắp xếp nhanh các thẻ nội dung để hoàn thành sơ đồ bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên (trong thời gian 1 phút): 1. Đánh giá vai trò của thiên địch đối với các loại sâu hại chính. 2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thiên địch phổ biến hay thiên địch mục tiêu. 3. Bảo vệ môi trường bằng cách khoanh vùng và bảo vệ nơi ở của các quần thể thiên địch 4. Nghiên cứu thành phần thiên địch theo phân loại và theo cây trồng. 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái tới sinh trưởng, phát triển và mức độ hoạt động của các quần thể thiên địch. 6. Quần thể thiên địch tăng kích thước, phát tán đến nơi ở mới. I. DUY TRÌ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN QUẦN THỂ THIÊN ĐỊCH CÓ SẴN TRONG TỰ NHIÊN - Duy trì, bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên chính là áp dụng các nguyên lí sinh thái trong phòng chống dịch hại. + Nghiên cứu thành phần loài thiên địch có thể xác định được mối quan hệ giữa quần thể thiên địch với các loài trong quần xã. + Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái như chu kì sống, thời gian sinh trưởng của mỗi giai đoạn, khả năng sinh sản (số trứng/con cái), điều kiện nuôi (nhiệt độ, độ ẩm),... của các loài thiên địch phổ biến hay thiên địch mục tiêu để thiết lập biện pháp duy trì và phát triển quần

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.