Content text ĐỀ SỐ 3 - HS.docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Cl = 35,5, K = 39, Ag = 108. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong công nghiệp thực phẩm, để tạo hương dứa cho bánh kẹo người ta dùng ester X có công thức cấu tạo CH 3 CH 2 COOC 2 H 5 .Tên gọi của X là A. methyl propionate. B. ethyl propionate. C. methyl acetate. D. propyl acetate. Câu 2. Nguyên liệu nào sau đây dùng để điều chế chất giặt rửa tự nhiên? A. Mật ong. B. Mỡ lợn. C. Dầu mỏ. D. Bồ kết. Câu 3. Trong phản ứng: Zn(s) + Ni 2+ (aq) Zn 2+ (aq) + Ni(s). Cho các phát biểu sau: (a) Chất khử là Zn. (b) Chất oxi hóa là Ni. (c) Cặp oxi hóa - khử của nguyên tố kim loại Ni là Ni 2+ /Ni. (d) Cặp oxi hóa - khử của kim loại Zn là Zn 2+ /Zn. Những phát biểu đúng là A. (a), (c), (d). B. (c), (d). C. (b), (c), (d). D. Cả 4 ý đều đúng. Câu 4. Xà phòng, chất giặt rửa được dùng để loại bỏ các vết bẩn bấm trên quần áo, bề mặt các vật dụng. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thành phần chính của xà phòng là muối sodium hoặc potassium của acetic acid. B. Sau khi sử dụng để giặt rửa vật liệu bẩn dầu mỡ, chất giặt rửa trên gây ô nhiễm môi trường đáng kể. C. Xà phòng có thể giặt chung với nước cứng. D. Trong công nghiệp, có thể điều chế xà phòng từ alkane lấy trong dầu mỏ. Câu 5. Chất nào sau đây là disaccharide? A. Glucose. B. Saccharose. C. Tinh bột. D. Cellulose. Câu 6. Polysaccharide mạch phân nhánh, có nhiều trong các loại ngũ cốc, thường được sử dụng làm lương thực là A. cellulose. B. amylose. C. amylopectin. D. glycogen. Câu 7. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về acquy? A. Nhược điểm của acquy là không tái sử dụng được nhiều lần. B. Phản ứng xảy ra trong acquy cũng giống như phản ứng xảy ra trong pin Galvani nhưng có thể đảo ngược. C. Acquy không gây ô nhiễm môi trường. D. Acquy là nguồn điện hoá học có thể hoạt động liên tục. Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Không thể phân biệt fructose và saccharose bằng Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường. B. Phân biệt hồ tinh bột và cellulose bằng I 2 . C. Không thể phân biệt glucose và glycerol bằng Cu(OH) 2 , đun nóng. D. Phân biệt maltose và saccharose bằng phản ứng tráng bạc. Câu 9. Chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Ammonia. B. Methylamine. C. Aniline. D. Lysine. Câu 10. Cho lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi. Hiện tượng xảy ra là A. xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch. B. xuất hiện dung dịch màu tím. C. lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại. D. xuất hiện dung dịch màu xanh lam. Mã đề thi: 333
Câu 11. Phản ứng xt,t,p 22nCHCHCHCH( 22CHCHCHH)C n dùng để điều chế polymer nào sau đây? A. Polypropylene. B. Polyethylene. C. Polybuta-1,3-diene. D. Polystyrene. Câu 12. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer), đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là H 2 O) được gọi là phản ứng A. trùng hợp. B. thế. C. tách. D. trùng ngưng. Câu 13. Keo dán là vật liệu polymer có A. khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn với nhau mà không làm thay đổi vật liệu kết dính. B. khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các vật liệu được kết dính. C. thành phần gồm vật liệu cốt và vật liệu nền là chất kết dính. D. khả năng kết dính khi thêm chất đóng rắn. Câu 14. Hình dưới đây là ký hiệu của 6 polymer nhiệt dẻo phổ biến có thể tái chế: Các ký hiệu này thường được in trên bao bì, vỏ hộp, đồ dùng,… để giúp nhận biết vật liệu polymer cũng như thuận lợi cho việc thu gom, tái chế. Polymer có ký hiệu số 5 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monomer nào dưới đây? A. CH 2 =CH 2 . B. CH 2 =CH–CH 3 . C. CH 2 =CH–C 6 H 5 . D. CH 2 =CH–Cl. Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về pin Galvani? A. Anode là điện cực dương. B. Cathode là điện cực âm. C. Ở điện cực âm xảy ra quá trình oxi hoá. D. Dòng electron di chuyển từ cathode sang anode. Câu 16. Sức điện động chuẩn của pin ( o pinE ) tạo từ hai cặp oxi hóa khử X m+ /X và Y n+ /Y (trong đó oo mn X/XY/YEE ) được tính theo công thức nào sau đây? A. ooo pinmn X/XY/YEEE . B. ooo pinnm Y/YX/XEEE . C. ooo pinmn X/XY/YEEE . D. ooo pinnm Y/YX/XEn.Em.E . Câu 17. Thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá - khử của kim loại M + /M và R 2+ /R lần lượt là +0,799 V và +0,34 V. Nhận xét nào sau đây là đúng ở điều kiện chuẩn? A. M có tính khử mạnh hơn R. B. M + có tính oxihoá yếu hơn R 2+ . C. M khử được ion H + thành H 2 . D. R khử được ion M + thành M. Câu 18. X là một a-amino acid, phân tử chứa một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH. Cho 17,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 25,1 gam muối. Tên gọi của X là A. aminoacetic acid. B. a-aminopropionic acid. C. a-aminobutiric acid. D. a-aminoglutaric aciid. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong quá trình một pin Galvani đang hoạt động. a. Năng lượng được chuyển đổi từ điện năng thành hóa năng. b. Xảy ra phản ứng oxi hoá - khử không tự diễn biến. c. Quá trình oxi hoá và quá trình khử xảy ra riêng biệt ở hai điện cực. d. Sức điện động chuẩn của pin Galvani chỉ có thể mang giá trị dương. Câu 2. Cho các chất X, Y, Z, T là một trong số các chất (không theo thứ tự): ethyl acetate; propan-1-ol; acetic acid; methyl formate. Nhiệt độ sôi của chúng được ghi trong bảng sau:
Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi ( o C) 31,5 77,1 118,2 97,2 a. Các chất X và Z là đồng phân cấu tạo của nhau. b. Từ X, Y, Z có thể thực hiện được sơ đồ chuyển hóa sau: XZY (mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học). c. Các chất Y và T đều tan tốt trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước. d. Sử dụng phương pháp chiết để tách X ra khỏi hỗn hợp X và Y. Câu 3. Peptide mạch hở X có công thức Gly-Lys. a. X là một dipeptide, phân tử có chứa 3 nguyên tử nitrogen. b. 1 mol X phản ứng được với dung dịch chứa tối đa 2 mol HCI. c. X có hai liên kết peptide trong phân tử. d. X có phản ứng màu biuret. Câu 4. Polyethylene terephthalate) (viết tắt là PET) là một polymer được điều chế từ terephthalic acid và ethylene glycol. PET có công thức cấu tạo như sau: PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm. Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu như hình trên. a. Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp. b. Phản ứng tổng hợp PET từ terephthalic acid và ethylene glycol thuộc loại phản ứng trùng hợp. c. Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là 62,5%. d. PET có khả năng chống chịu tốt với alcohol, hydrocarbon béo, dầu, mỡ và acid loãng, chống chịu vừa phải với kiềm loãng, hydrocarbon thơm và halogen hoá. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Đun nóng triglycẻide (X) với dung dịch KOH, sản phẩm hữu cơ thu được gồm glycerol và potassium palmitate. Phân tử khối của (X) là bao nhiêu? Câu 2. Cho các phản ứng sau: (1) Mg 2+ (aq) + Pb (s) Pb 2+ (aq) + Mg (s) (2) O 2 (g) + 4H + (aq) + 2Zn (s) 2H 2 O (l) + 2Zn 2+ (aq) (3) Ni (s) + Sn 2+ (aq) Ni 2+ (aq) + Sn (s) (4) Fe (s) + Mn 2+ (aq) Fe 2+ (aq) + Mn (s) Biết 2222 22 ooooo Mn/MnZn/ZnO4H/2HONi/NiSn/SnE1,180V;E0,762V;E1,229V;E0,257V;E0,137V ; 22oo Fe/FePb/PbE0,44V;E0,126V . Liệt kê các phản ứng không tự xảy ra ở điều kiện chuẩn theo số thứ tự tăng dần (123, 24,…). Câu 3. Cho các chất: propylene, vinyl chloride, acrylic acid, methyl methacrylate và caprolactam. Có bao nhiêu chất có khả năng trùng hợp tạo polymer? Câu 4. Có tổng số bao nhiêu đồng phân cấu tạo amine bậc 1 và bậc 2 ứng với công thức phân tử C 4 H 11 N? Câu 5. Một loại gương soi có diện tích bề mặt 10 4 cm² với độ dày lớp bạc được tráng lên là 10 –5 cm. Nếu nguyên liệu ban đầu là 648,8 gam saccharose đem thủy phân thành dung dịch X, rồi đem toàn bộ X tráng bạc. Có thể tráng được bao nhiêu chiếc gương loại trên? Biết hiệu suất phản ứng thủy phân và phản ứng tráng bạc đều bằng 80%; khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm³. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 6. Cho một pin Galvani với điện cực Zn và Cu có sức điện động chuẩn là 1,34 V. Sử dụng pin này để thắp sáng một bóng đèn nhỏ với cường độ dòng điện chạy qua là I = 0,02 A. Nếu điện cực kẽm hao mòn 0,1 mol do pin phóng điện thì thời gian tối đa mà pin thắp sáng được bóng đèn là bao nhiêu giờ? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
Cho biết các công thức: Q = n.F = I.t; trong đó: Q là điện lượng (C), n là số mol electron đi qua dây dẫn, I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian (giây), F là hằng số Faraday (96 500 C.mol -1 ). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.