PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text [DL12] - BÀI 6. ĐÔ THỊ HÓA (Có đáp án chuẩn) - [email protected]

Tiktok: @thptqg2025 1 TÀI LIỆU ÔN THI LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH MỚI) DÙNG CHUNG 3 BỘ SGK HƯỚNG TỚI KỲ THI THPTQG 2025 ĐỊA LÝ DÂN CƯPHẦN 2 BÀI 6. ĐÔ THỊ HÓA (LÝ THUYẾT + TRẮC NGHIỆM + TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI) THPTQG2025�� Tiktok: @thptqg2025 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. I. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN Lịch sử đô thị hóa - Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là thành cổ Loa, ra đời vào thế kỉ thứ III trước Công nguyên, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc. - Trong thời kì phong kiến, các đô thị có chức năng chủ yếu là hành chính, thương mại, quân sự. - Thời kì Pháp thuộc, đô thị với chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,... - Từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm. - Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng - Số dân thành thị tăng liên tục (36,6 triệu dân thành thị - 2021) - Tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục (37,1%) và giữa các vùng có sự khác biệt. Không gian đô thị mở rộng - Đô thị hoá đang diễn ra trên khắp cả nước, không gian đô thị được mở rộng, cảnh quan đô thị hiện đại và văn minh và thay đổi về chức năng. - Trong những năm gần đây, nước ta đang phát triển các vùng đô thị, các chuỗi và chùm đô thị. - Lối sống thành thị ngày càng phố biến trong quá trình đô thị hoá. Cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp, các dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống, cách ứng xử và giao tiếp văn minh, phong cách sống hiện đại, đô thị mở rộng về các vùng ven đô, vùng nông thôn đang dần đô thị hoá. II. MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM - Số lượng đô thị nước ta tăng khá nhanh, trong đó số lượng thành phố tăng nhanh nhất MÔN: ĐỊA LÝ 12
Tiktok: @thptqg2025 2 N D L - Phân loại: + Dựa vào vị trí, chức năng, vai trò; quy mô và mật độ dân số; tỉ lệ lao động phi NN...đô thị được phân thành 6 loại (Đô thị loại đặc biệt, loại I, II, III, IV, V) + Về phương diện quản lí, cấp Trung ương quản lí có 5 đô thị, cấp tỉnh quản lí là các đô thị trực thuộc tỉnh và thị xã, cấp huyện quản lí là các thị trấn. - Mạng lưới đô thị phủ khắp nước nhưng có sự khác nhau giữa các vùng. Các đô thị loại I và II tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch. III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA. Ảnh hưởng tích cực Ảnh hưởng tiêu cực - Các đô thị đóng góp tỉ lệ lớn vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. - Sự hình thành các khu đô thị mới với thiết kế hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đầy đủ tiện ích đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. - Đô thị hoá đã thu hút lực lượng lao động và dân cư khá lớn về các đô thị, tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. - Từ đô thị, lối sống văn minh hiện đại lan toả về vùng nông thôn. - Đô thị đóng góp lớn trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo và liên kết với vùng nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng. Đô thị hoá diễn ra nhanh ở một số đô thị mang tính tự phát đã gây ra sức ép tới vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường, giáo dục, y tế và an sinh xã hội. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Mức độ nhận biết Câu 1. Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp cho thấy A. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. B. đô thị hóa chưa phát triển mạnh. C. điều kiện sống ở nông thôn khá cao. D. điều kiện sống ở thành thị khá cao. Câu 2. Đô thị nào sau đây được hình thành sớm nhất ở nước ta? A. Cổ Loa. B. Thăng Long. C. Phú Xuân. D. Hội An. Câu 3. Quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1975 - 1986 có đặc điểm nào sau đây? A. Số lượng đô thị tăng nhanh. B. Số lượng đô thị tăng chậm. C. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. D. Đô thị hóa với tốc độ nhanh. Câu 4. Nước ta có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 5. Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa nước ta? A. Đô thị hóa diễn ra nhanh. B. Phân bố đô thị không đều.
Tiktok: @thptqg2025 3 C. Trình độ đô thị hóa cao. D. Dân thành thị chiếm tỉ lệ cao. Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của quá trình đô thị hóa? A. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng. B. Dân cư thành thị có xu hướng tăng. C. Dân cư tập trung vào thành phố lớn. D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Câu 7. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kỳ nào sau đây? A. Pháp thuộc. B. 1954 - 1975. C. 1975 - 1986. D. 1986 đến nay. Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số nông thôn và dân số thành thị nước ta? A. Cả số dân thành thị và nông thôn đều tăng. B. Số dân thành thị nhiều hơn nông thôn. C. Số dân thành thị tăng nhanh hơn nông thôn. D. Số dân nông thôn nhiều hơn thành thị. Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta? A. Phân bố đô thị đều theo vùng. B. Tỉ lệ dân thành thị tăng lên. C. Hạn chế lối sống thành thị. D. Không có các chuỗi đô thị. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay? A. Tỉ lệ dân thành thị không thay đổi. B. Số đô thị giống nhau ở các vùng. C. Số dân ở đô thị nhỏ hơn nông thôn. D. Trình độ đô thị hóa còn rất thấp. Câu 11. Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là A. đều có quy mô rất lớn. B. phân bố đồng đều cả nước. C. có nhiều loại khác nhau. D. cơ sở hạ tầng đều hiện đại. Câu 12. Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương? A. Hải Phòng. B. Huế. C. Đà Nẵng D. Cần Thơ. Câu 13. Các đô thị được hình thành trong thời Pháp thuộc ở nước ta có chức năng chủ yếu là A. hành chính, quân sự. B. kinh tế, ngoại giao. C. công nghiệp, hành chính. D. hành chính, thương mại. Câu 14. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do A. Quá trình công nghiệp hóa còn chậm. B. Nước ta không có nhiều thành phố lớn. C. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. D. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. Câu 15. Đô thị đầu tiên của Việt Nam xuất hiện vào thời gian nào ? A. Thế kỉ V trước Công nguyên. B. Thế kỉ III trước Công nguyên. C. Đầu công nguyên D. Thế kỉ III sau Công nguyên. Câu 16. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng A. số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng. B. số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm. C. số dân thành thị tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm. D. số dân thành thị giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị tăng. Câu 17. Phát biểu nào sau đây thể hiện tác động của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Tiktok: @thptqg2025 4 A. Tăng thu nhập cho người lao động. B. Tạo thêm nhiều việc làm cho lao động. C. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. D. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 18. Quá trình đô thị hóa của nước ta đang ở mức thấp và diễn ra chậm chạp phản ánh nền kinh tế nước ta A. còn chưa phát triển mạnh. B. đang phát triển rất mạnh. C. là nền kinh tế công - nông nghiệp. D. là nền kinh tế hậu công nghiệp. Câu 19. Mạng lưới đô thị ở nước ta hiện nay A. chủ yếu có chức năng về du lịch. B. phân bố thành dải dọc biên giới. C. chủ yếu có quy mô dân số lớn. D. được đầu tư về kết cấu hạ tầng. Câu 20. Đô thị ở nước ta hiện nay A. có lực lượng lao động dồi dào. B. chất lượng cuộc sống thấp. C. tập trung chủ yếu ở miền núi. D. đều cùng một cấp phân loại. Câu 21. Các thành phố ven biển nước ta hiện nay A. có khả năng phát triển du lịch. B. phát triển mạnh cây công nghiệp. C. phát triển chăn nuôi gia súc lớn. D. chưa có các khu công nghiệp. Câu 22. Các đô thị lớn ở nước ta hiện nay A. thu hút nhiều dự án đầu tư. B. chưa được đầu tư giao thông. C. thương mại không phát triển. D. nhiều tài nguyên khoáng sản. Câu 23. Đô thị hóa ở nước ta hiện nay A. diễn ra nhanh, có nhiều đô thị lớn. B. đô thị đều có chức năng chuyên biệt. C. tỉ lệ dân số thành thị cao, tăng nhanh. D. diễn ra chậm, có quy mô khác nhau. Câu 24. Các đô thị ở nước ta hiện nay A. có hệ thống giao thông rất hiện đại. B. có tổng số dân lớn hơn ở nông thôn. C. đều là các trung tâm du lịch lớn. D. tập trung nhiều lao động có kĩ thuật. Câu 25. Quá trình đô thị hóa ở nước ta từ năm 1986 đến nay có đặc điểm nào sau đây? A. Cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp, tỉ lệ dân thành thị cao. B. Tỉ lệ dân thành thị cao, lao động tự do tăng nhanh. C. Môi trường đô thị tốt, cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại. D. Dân thành thị tăng, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhiều. Câu 26. Các đô thị nước ta hiện nay A. có số dân nhỏ và mật độ dân cư thấp. B. chỉ duy nhất phát triển công nghiệp. C. là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng. D. đều là các trung tâm du lịch khá lớn. 2. Mức độ thông hiểu Câu 1. Đô thị hoá ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Tỷ lệ dân thành thị thấp. B. Diễn ra phức tạp và lâu dài. C. Diễn ra chậm chạp, trình độ thấp hơn so với thế giới. D. Lối sống thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thị hoá. Câu 2. Quá trình đô thị hóa làm nảy sinh hậu quả xã hội nào sau đây?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.