Content text Bai tap Trac nghiem CHAT KHI_Trac nghiem_LOI GIAI.doc
Câu 1: Cho các phát biểu sau - Hình dạng và thể tích của một lượng khí là hình dạng và thể tích của bình chứa nó. - Chất khí có tính bành trướng vì chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa nó. - Khi tăng áp suất tác dụng lên một lượng khí thì thể tích chất khí giảm đáng kể. - Chất khí có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. HD: Chất khí có tính dễ nén, bành trướng và khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng. Chọn A. Câu 2: Cho các phát biểu sau - Mol là lượng chất trong đó có chứa một số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12 g Cacbon 12. - Số nguyên tử hay phân tử chứa trong 1 mol của mọi chất đều có cùng giá trị gọi là A-vô-ga-đrô. - Khối lượng mol của một chất được đo bằng khối lượng của một mol chất đấy. - Một phân tử Oxi 2O có khối lượng xấp xỉ 232,66.10g. Số phát biểu sai là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. HD: 1 mol phân tử Oxi ( 23 AN6,02.10 phân tử) nặng 32 g 1 phân tử Oxi nặng: 23 23 32 m5,316.10g. 6,02.10 Chọn D. Câu 3: Khối lượng mol của một chất là µ, N A là số A-vô-ga-đrô. Số nguyên tử hay phân tử có trong khối lượng m của chất ấy là A. ANmN. B. A m NN. C. ANN. m D. A m N. N HD : AA m Nn.N.N . Chọn B. Câu 4: Chọn phát biểu sai khi nói về thuyết động học phân tử chất khí. A. Chất khí được cấu tạo từ các phần tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao. C. Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình. D. Một chất khí trong bình kín không gây ra áp suất lên thành bình. HD: Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây lên áp suất lên thành bình. Chọn D. Câu 5: Khí lí tưởng là chất khí A. có khối lượng riêng lớn. B. dễ bị nén khi tăng áp suất. C. trong đó các phần tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm. Bài tập trắc nghiệm (Vật lý 10) BÀI TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG CHẤT KHÍ
D. trong đó phần tử khí có kích thước bằng khoảng cách giữa chúng. HD: Khí lí tưởng là chất khí trong đó các phần tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm. Chọn C. Câu 6: Một bình kín chứa 23N1,505.10 phân tử khí Oxi. Khối lượng Oxi chứa trong bình là A. 4 g. B. 8 g. C. 16 g. D. 12 g. HD: 23 A23 A mN.1,505.10.16 N.Nm4g. N6,02.10 Chọn A. Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải của phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa các phần tử có khoảng cách. C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. HD: Các phân tử chuyển động không ngừng. Chọn C. Câu 8: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử A. chỉ có lực hút. B. chỉ có lực đẩy. C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy. HD: Các phân tử lại gần nhau vẫn có lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. Chọn C. Câu 9: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử vật chất ở thể khí? A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng. D. Chuyển động qua lại xung quanh một vị trí cố định. HD: Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn. Các phân tử chất rắn mới chuyển động qua lại quanh một vị trí cố định. Chọn D. Câu 10: Số A-vô-ga-đrô N A có giá trị bằng A. số phân tử chứa trong 22,4 lít khí hiđrô. B. số phân tử chứa trong 18 g nước lỏng. C. số phân tử chứa trong 12 g Cacbon của một chất hữu cơ. D. số phân tử chứa trong 18 g Oxi. HD: Số N A là số phân tử hoặc nguyên tử chứa trong 1 mol chất ấy. Ở điều kiện tiêu chuẩn thì 22,4 lít khí Hidro mới ứng với 1 mol phân tử A sai Số phân tử chứa trong 18 g nước lỏng ứng với 1 mol phân tử 2HOB đúng. D sai: phải là số phân tử chứa trong 32g Oxi. Chọn B. Câu 11: Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái, trong đó A. nhiệt độ được giữ không đổi. B. áp suất được giữ không đổi. C. thể tích được giữ không đổi. D. áp suất và thể tích được giữ không đổi. HD: Quá trình đẳng nhiệt có nhiệt độ được giữ không đổi. Chọn A. Câu 12: Chọn ý sai. Quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định có
A. tích của áp suất và thể tích là một hằng số. B. thương số của áp suất và nhiệt độ là một hằng số. C. áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. D. đồ thị mối liên hệ giữa áp suất và thể tích là một đường hyperbol. HD: Quá trình đẳng nhiệt: T = hằng số, pV h/s : Tức p, V tỉ lệ nghịch, đồ thị của p phụ thuộc vào V là một đường hyperbol. Chọn B. Câu 13: Một lượng khí có áp suất và thể tích ở trạng thái I là 1p và 1V, ở trạng thái II là 2p và 2V. Theo định luật Bôilơ-Mariốt thì A. 22 1122pVpV. B. 1221pVpV. C. 1122pVpV. D. 22 1122pVpV. HD: Định luật Bôilơ – Mariốt cho quá trình đẳng nhiệt: T = hằng số, pV h/s hay 1122pVpV. Chọn C. Câu 14: Đồ thị biểu diễn hai đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí lí tưởng biểu diễn như hình vẽ. Mối quan hệ về nhiệt độ của hai đường đẳng nhiệt này là A. 21TT. B. 21TT. C. 21TT. D. 21TT. HD: 21TT . Chọn A. Câu 15: Trạng thái của một khối khí xác định được đặc trưng bởi các thông số trạng thái là A. nhiệt độ, lực, thể tích. B. nhiệt độ, áp suất, thể tích. C. nhiệt độ, áp suất, thể tích, khối lượng. D. nhiệt độ, lực, thể tích, khối lượng. HD: Trạng thái của khối khí xác định được đặc trưng bởi 3 thông số trạng thái là T, p, V. Chọn B. Câu 16: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ-Mariốt? A. B.
C. D. HD: Định luật Bôilơ – Mariốt cho quá trình đẳng nhiệt: T = hằng số, pV h/s, suy ra đường đẳng nhiệt trong tọa độ (pOV) là đường hyperbol, trong tọa độ (VOT) là đường vuông góc với trục OT, trong tọa độ (pOT) là đường vuông góc với trục OT. Chọn A. Câu 17: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Sác-lơ? A. B. C. D. HD: Định luật Sác-lơ cho quá trình đẳng tích p Vconst,const T , suy ra đường đẳng tích: trong hệ (pOT) là đường thẳng qua gốc tọa độ. trong hệ (VOT), (pOV) là đường vuông góc với trục OV. Chọn B. Câu 18: Khi nén đẳng nhiệt một khối khí thì số phân tử trong một đơn vị thể tích sẽ A. tăng, tỉ lệ thuận với áp suất. B. giảm, tỉ lệ nghịch với áp suất. C. không đổi. D. tăng, tỉ lệ thuận với bình phương áp suất. HD: Khi nén đẳng nhiệt một khối khí xác định thì V giảm nên số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng nên áp suất tăng. Chọn A. Câu 19: Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái, trong đó A. nhiệt độ được giữ không đổi. B. áp suất được giữ không đổi. C. thể tích được giữ không đổi. D. áp suất và nhiệt độ được giữ không đổi.