Content text CHƯƠNG 3. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG.pdf
Trang 1 CHƯƠNG 3. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT Câu 1: Hãy nêu tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội. Hướng dẫn trả lời a. Thời kì nguyên thủy: Tác hại lớn nhất là đã gây cháy một số cánh rừng ở Trung Âu, Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á. b. Xã hội nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đã chặt phá, đốt rừng để lấy đất canh tác, chăn thả gia súc. Hoạt động cày xới đất canh tác đã góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Hậu quả là nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp. . Tuy nhiên, ngoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp đã đem lại một số lợi ích, đặc biệt là tích lũy được nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành nhiều hệ sinh thái nông nghiệp. c. Xã hội công nghiệp: Thế kỉ XVIII, sự ra đời của nhiều loại máy móc đã tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng xấu tới môi trường. + Nền nông nghiệp cơ giới hóa đã tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn. + Công nghiệp khai khoáng đã phá đi nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. + Đô thị hóa đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Tuy nhiên nền công nghiệp phát triển cũng đã góp phần cải tạo môi trường. Như việc sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật làm tăng sản lượng lương thực, lai tạo, nhân giống được nhiều giống vật nuôi cây trồng quý... Câu 2: Những tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên. Hướng dẫn trả lời - Một trong những tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như làm mất nhiều loài sinh vật, xói mòn và thoái hóa đất, mất nơi ở của sinh vật, hạn hán, lũ lụt... - Các hoạt động như khai thác khoáng sản, phát triển khu dân cư, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất độc hại, chiến tranh, phát triển công nghiệp, phát triển năng lượng hạt nhân... đã tác động xấu đến môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Câu 3: Vai trò của con người trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Hướng dẫn trả lời - Môi trường tự nhiên ngày nay đã ô nhiễm và suy thoái trầm trọng, với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực để khắc phục tình trạng đó, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. 146 - Những biện pháp chính là: + Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
Trang 2 + Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. + Bảo vệ các loài sinh vật. + Phục hồi và trồng rừng mới. + Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường. + Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. Câu 4: Ô nhiễm môi trường là gì? Hướng dẫn trả lời - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường tự nhiên biến đổi gây tác hại cho đời sống của con người và các sinh vật khác. - Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra còn do một số hoạt động của tự nhiên như núi lửa phun, thiên tai lũ lụt... tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển... Câu Câu 5: Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Hướng dẫn trả lời Có nhiều tác nhân gây biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của mỗi trường theo hướng tác hại cho đời sống của con người và các sinh vật khác, trong đó các tác nhân chủ yếu là: a. Các chất khí và bụi tải ra từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt - Các chất khí thải độc như: cacbon ôxit (CO), cacbonic (CO2), lưu huỳnh điôxit (SO2), nitơ điôxit (NO2),...và bụi. - Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ, than đá, dầu mỏ, khí đốt... b. Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học - Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh... có tác động bất lợi đối với sức khỏe của con người và nhiều loài động vật. - Chất độc hóa học như chất làm rụng lá do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam trước đây đã phá hủy môi trường và gây nhiều bệnh tật nặng nề cho con người. c. Các chất phóng xạ - Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến cho người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư. - Nguồn ô nhiễm chủ yếu là từ chất thải khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử.., và qua các vụ thử vũ khí hạt nhân. d. Các chất thải rắn Bao gồm các dạng vật liệu thải ra từ quá trình sản xuất và sinh hoạt: + Các chất thải công nghiệp như: cao su, nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, thủy tinh, tro xỉ,... + Các chất thải từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như: thực phẩm hư hỏng, lá cây, ... + Chất thải từ hoạt động xây dựng như: đất, đá, vôi, cát... + Chất thải từ khai thác khoáng sản như: đất, đá... + Hoạt động y tế thải bông băng, kim tiêm..
Trang 3 + Các gia đình thải ra nhiều túi nilon, thức ăn thừa... e. Các vi sinh vật gây bệnh (ô nhiễm sinh học) - Nhiều loài vi sinh vật gây bệnh cho con người và các sinh vật khác. - Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do các chất thải như: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải từ bệnh viện... không được thu gom và xử lí đúng cách tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển và lây lan. Câu 6: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Hướng dẫn trả lời Muốn chống ô nhiễm môi trường thì phải ngăn chặn sự tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm và khắc phục hiện tượng ô nhiễm. - Để hạn chế ô nhiễm môi trường, biện pháp chung cho các trường hợp là: + Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh. + Nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường cho con người là biện pháp tối ưu, có vai trò rất to lớn trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường. Mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình. - Ngoài ra một số biện pháp cụ thể đang được áp dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường là: a) Ô nhiễm môi trường không khi: + Hạn chế sự gia tăng phương tiện vận chuyển một cách tự phát, tiến tới xây dựng các phương tiện vận tải công cộng hiện đại như xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao... + Sử dụng nhiên liệu sạch như điện, ga, hiđrô, năng lượng mặt trời... + Cải thiện kỹ thuật xe máy nhằm giảm bớt sự phát thải khí ô nhiễm từ xe cộ và sử dụng các biện pháp đơn giản để giảm sự bay hơi nhiên liệu. + Sử dụng các loại xe "sạch" với môi trường + Trồng nhiều cây xanh + Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy... b) Ô nhiễm nguồn nước: + Xây dựng nhà máy xử lý nước thải + Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho các khu nuôi thuỷ sản + Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước... c) Ô nhiễm hóa chất độc: + Bỏ xác thuốc trừ sâu vào nơi tái chế xác thải, tránh vứt bừa bãi ra môi trường. + Các nhà máy cần có hệ thống xử lí hóa chất thải. + Xây dựng nơi quản lý chặt chẽ các chất độc hại, gây nguy hiểm cao... d) Ô nhiễm các cư d tải rắn: + Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. + Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải... e) Ô nhiễm do các vi sinh vật gây bệnh: + Giữ vệ sinh thân thể. + Vệ sinh nhà cửa, phát quang xung quanh. + Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trang 4 + Dùng thuốc xổ giun theo thời gian hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khi sinh học... Câu 7: Hãy cho biết nguyên nhân và hậu quả của mưa axit? Hướng dẫn trả lời - Nguyên nhân: Do dioxit sunphua (SO2) từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, dầu và oxit nitơ từ khí thải ôtô phản ứng với nước và ôxi trong không khí tạo nên các axit. Làm cho pH trong nước mưa giảm thấp. Ví dụ: pH trung bình của các cơn mưa ở Pennsilvania vào năm 1979 là 4,2, ở Los Angeles pH trong một cơn mưa đo được là 3,0. - Hậu quả: Mưa axit ảnh hưởng đến các hệ sinh thái có thể rất nghiêm trọng. + Ảnh hưởng trực tiếp lên độ pH nước. Ví dụ: Ở Scandinavia, do mưa axit mà đến nay không còn có cá sống trong các hồ. + Mưa axit làm cho các ion kim loại như nhôm – một chất gây độc cao cho cá - từ đất được lọc lên. + Mưa axit ức chế sinh trưởng của cây cối, đặc biệt là cây bách và cây thông, giảm hoạt động của các vi sinh vật cố định đạm... Câu 8: Hãy giải thích các nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh, tật di truyền ở người. Hướng dẫn trả lời a. Tác động của môi trường ô nhiễm: - Đây là nguyên nhân quan trọng và phổ biến. - Một số yếu tố gây ô nhiễm liên quan: + Các chất thải hóa học do hoạt động sinh hoạt, sản xuất, công nghiệp... như đốt cháy, chạy máy nổ... + Các chất phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử, các vụ nổ hạt nhân. Các chất này đi vào khí quyển phát tán vào môi trường. + Các chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, đặc biệt chất độc hóa học chất độc hóa học mà Mĩ đã sử dụng trong chiến tranh thả xuống Việt Nam gây hậu quả lâu dài. - Các chất phát tán vào môi trường rồi xâm nhập vào cơ thể người qua các con đường khác nhau như không khí, nước uống, thực phẩm trở thành các tác nhân gây đột biến tạo ra các bệnh, tật di truyền. b. Kết hôn gần: Sự kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng huyết thống, làm cho các gen lặn đột biến gây bệnh, tật di truyền có cơ hội tổ hợp lại thành các kiểu gen đồng hợp lặn gây bệnh, tật di truyền ở đời con. c. Sinh con ở lứa tuổi quá lớn: Ở người lớn tuổi con dễ mắc bệnh, tật di truyền do bố mẹ nhiều tuổi dễ có các rối loại sinh lí hoặc tác nhân gây đột biến đã được tích lũy nhiều. Câu 9: Cho tới năm 2020, mỗi người dân thuộc thế giới thứ ba sẽ ăn nhiều hơn năm 1997 khoảng 42% thịt. Cùng với sự gia tăng dân số, điều đó có nghĩa là lượng thịt được tiêu thụ trong thế giới thứ ba sẽ tăng từ 111 lên 213 triệu tấn trong năm 2020. a) Những con số trên giúp em nhận thức được vấn đề gì trên quan điểm sinh học?