PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 8. Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận – hiện đại.pdf

TÀI LIỆU CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG GROUP: GÓC ÔN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - THPTQG 1 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 8. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI A. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu trong những năm 1905 – 1909 diễn ra ở quốc gia nào sau đây? A. Ấn Độ. B. Nhật Bản. C. Đức. D. Nga. Câu 2. Với mục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập, năm 1905, Phan Bội Châu khởi xướng phong trào đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản để học tập, được gọi là phong trào A. Đông du. B. Cần vương. C. cải tiến. D. Duy tân. Câu 3. Sau khi phong trào Đông du thất bại (1908), Phan Bội Châu chuyển hoạt động đối ngoại của mình chủ yếu sang quốc gia nào sau đây? A. Đức. B. Trung Quốc. C. Triều Tiên. D. Nga. Câu 4. Các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX nhằm mục đích nào sau đây? A. Thiết lập liên minh quân sự ở châu Á. B. Thành lập liên minh để chống phát xít. C. Hợp tác kinh tế với các nước láng giềng. D. Tìm kiếm sự giúp đỡ để chống Pháp. Câu 5. Từ năm 1911 đến năm 1925, các hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh diễn ra chủ yếu ở quốc gia nào sau đây? A. Pháp. B. Nhật Bản. C. Đức. D. Anh. Câu 6. Từ năm 1911 đến năm 1925, các hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh hướng đến mục tiêu nào sau đây? A. Thức tỉnh dư luận Pháp về vấn đề Đông Dương. B. Thành lập liên minh quân sự để chống phát xít. C. Tổ chức các hoạt động khởi nghĩa vũ trang. D. Thành lập liên minh các dân tộc thuộc địa. Câu 7. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương ủng hộ lực lượng nào sau đây? A. Khối Hiệp ước. B. Phe Đồng minh. C. Nhật Bản. D. Đức và Ý.
TÀI LIỆU CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG GROUP: GÓC ÔN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - THPTQG 2 Câu 8. Trong quá trình hoạt động cách mạng những năm 1920 – 1925, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây? A. Tâm tâm xã. B. Mặt trận Việt Minh. C. Hội Liên hiệp thuộc địa. D. Duy Tân hội. Câu 9. Trong những năm 1944 – 1945, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ động liên lạc với lực lượng Đồng minh thông qua quốc gia nào sau đây để cùng đấu tranh chống Nhật Bản? A. Mỹ. B. Ấn Độ. C. Phi-lip-pin. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 10. Các nhà yêu nước Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX tiến hành các hoạt động đối ngoại trong bối cảnh nào sau đây? A. Con đường giải phóng dân tộc theo ngọn cờ phong kiến bị bế tắc. B. Đảng Cộng sản Pháp đã thành lập và giúp đỡ cách mạng Việt Nam. C. Phong trào đấu tranh chống phát xít trên thế giới phát triển mạnh mẽ. D. Phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ngừng hoạt động. Câu 11. Những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 – 1945) có một trong những mục đích nào sau đây? A. Tranh thủ sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa. B. Bước đầu gắn cách mạng Việt Nam với thế giới. C. Tiếp nhận sự viện trợ kinh tế của Trung Quốc. D. Tranh thủ sự giúp đỡ của cách mang thế giới. Câu 12. Những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1930 – 1945 không có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Gắn kết cách mạng Việt Nam với các cuộc cách mạng vô sản. B. Đưa Việt Nam trở thành lãnh đạo phong trào cách mạng châu Á. C. Đưa Việt Nam trở thành bộ phận của phong trào chống phát xít. D. Góp phần vào công cuộc chống chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh đế quốc. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Người Pháp có hải lục quân, thì chúng tôi có lòng dân toàn quốc Việt Nam; người Pháp có viện trợ của các nước đế quốc chủ nghĩa trên thế giới, thì chúng tôi có sự viện trợ của các nước bình dân chủ nghĩa trên toàn thế giới. Thắng lợi cuối cùng thuộc về Đảng chúng tôi”.
TÀI LIỆU CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG GROUP: GÓC ÔN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - THPTQG 3 (Phan Bội Châu, Phan Bội Châu toàn tập, Tập 3, NXB Thuận Hoá, Huế, 1990, tr.602) a) Phan Bội Châu chủ trương tìm kiếm sự viện trợ của các nước cốt để chống thực dân Pháp. b) Các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX đều nhằm hướng tới thành lập một mặt trận chống Pháp trên toàn Đông Dương. c) Theo Phan Bội Châu, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam cần có viện trợ từ bên ngoài. d) Những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đã bước đầu gắn kết phong trào yêu nước Việt Nam với thế giới. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Giữa năm 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng của An-giê-ri, Tuy- ni-di, Ma-rốc, Ma-đa-ga-xca,... thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa... Với tư cách Trưởng Tiểu ban Đông Dương của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cũng đã góp phần quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác – Lê-nin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc”. (Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập III, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.322) a) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông năm 1921. b) Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc có mục đích tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc. c) Hoạt động đối ngoại sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một phân bộ độc lập của Quốc tế Cộng sản. d) Hội Liên hiệp thuộc địa là cơ quan lãnh đạo cao nhất của toàn bộ phong trào kháng chiến ở các thuộc địa của Pháp. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “1. Huỷ bỏ tất cả các hiệp ước mà Pháp đã kí với bất kì nước nào. 2. Tuyên bố các dân tộc bình đẳng và hết sức giữ hoà bình. 3. Kiên quyết chống tất cả các lực lượng xâm phạm đến quyền lợi của nước Việt Nam. 4. Mật thiết liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới”. (Trích Chương trình của Việt Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.114) a) Mặt trận Việt Minh (ra đời năm 1941) khẳng định các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng.
TÀI LIỆU CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG GROUP: GÓC ÔN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - THPTQG 4 b) Các hoạt động đối ngoại của Mặt trận Việt Minh hướng đến mục tiêu giành độc lập dân tộc. c) Mặt trận Việt Minh chủ trương thành lập mặt trận thống nhất của tất cả các dân tộc bị áp bức trên bán đảo Đông Dương. d) Hoạt động đối ngoại của Mặt trận Việt Minh góp phần gắn cách mạng Việt Nam với phong trào dân chủ chống phát xít trên thế giới. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Trong các tháng 3 và 4-1945, tại Côn Minh, nhân danh Việt Minh, Hồ Chí Minh tiếp xúc với cơ quan cứu trợ không quân Mỹ (AGAS), Trung uý Sác-lơ Phen, Tướng Sê-nô và A. Pát-ti, thoả thuận về phương thức hợp tác giữa Việt Minh và Mỹ,... Đầu tháng 5-1945, trước khi về nước, Hồ Chí Minh gửi cho A. Pát-ti một bức thư cùng hai tài liệu đề nghị chuyển cho phái đoàn Mỹ ở Hội nghị Liên hợp quốc, kêu gọi ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. ... Giữa tháng 5-1945, Hồ Chí Minh yêu cầu Trung uý Giôn, bảo vụ Cơ quan tình báo chiến lược Hoa Kỳ (OSS), điện về Côn Minh đề nghị thả dù cho Người một quyển Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. Giữa tháng 6-1945, Hồ Chí Minh đến xóm Lũng Cò (xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) khảo sát địa hình và tìm hiểu tình hình về mọi mặt, chọn địa điểm làm sân bay để đón quân Đồng minh. ... Chiều 17-7-1945, Đội “Con Nai” gồm 5 người nhảy dù xuống Tân Trào, Tuyên Quang (trong Khu Giải phóng Việt Bắc), được Việt Minh đón tiếp nồng nhiệt và chu đáo, mặc dù trong hoàn cảnh rất khó khăn”. (Vũ Quang Hiển, “Hồ Chí Minh và quan hệ của Mặt trận Việt Minh với các nước Đồng minh chống phát xít (1941 – 1945)”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức, đăng ngày 1-9-2016) a) Đầu năm 1945, tại Trung Quốc, Hồ Chí Minh tiếp xúc với phái bộ Mỹ đang hoạt động chống Nhật. b) Một trong các mục tiêu của Hồ Chí Minh khi tiếp xúc với phái bộ Mỹ ở Côn Minh năm 1945 là yêu cầu chi viện cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. c) Hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đặt sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh của phe Đồng minh chống phát xít. d) Sự hợp tác giữa Việt Nam và lực lượng Đồng minh trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai vì lợi ích của cả hai bên. B. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.