Content text CHỦ ĐỀ. NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG (BỔ TRỢ).pdf
Trang 1 CHỦ ĐỀ: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG Mục tiêu Kiến thức + Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng. + Trình bày được cấu tạo chính của các nhà máy điện, pin Mặt Trời; ưu, nhược điểm của mỗi loại nhà máy. Kĩ năng + Nhận biết được các dạng năng lượng. + Nhận biết được khả năng chuyển hóa qua lại giữa các dạng năng lượng. + Vận dụng kiến thức về bảo toàn năng lượng để giải các bài tập liên quan và giải thích các hiện tượng trong thực tế. I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Năng lượng. Sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng). Ta nhận biết được hóa năng, điện năng, quang năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng. Mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác. 2. Sản xuất điện năng bằng bằng phương pháp cơ học Nguyên lí Theo hiện tượng cảm ứng điện từ , để tạo ra dòng điện cần làm quay khung dây trong từ trường của nam châm hoặc ngược lại. Do đó, nguyên lí chung của mọi nhà máy thủy điện là chuyển hóa từ các dạng năng lượng khác thành cơ năng (làm quay tua Ví dụ: Một viên đá đặt trên bàn có năng lượng do nó có khả năng thực hiện công. Nếu không có bàn, viên đá sẽ rơi xuống đất (thực hiện công).
Trang 2 bin của máy phát điện). Nhà máy thủy điện Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ được chuyển hóa thành điện năng. Nhà máy nhiệt điện Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành điện năng. Nhà máy điện hạt nhân Trong nhà máy điện hạt nhân, các hạt nhân biến đổi sinh ra nhiệt, nhiệt được sử dụng để đun sôi nước rồi dẫn qua các ống làm quay tuabin tương tự như nhà máy nhiệt điện. Mát phát điện gió Trong máy phát điện gió, động năng chuyển động của gió được chuyển hóa thành điện năng. 3. Pin Mặt Trời Pin Mặt Trời là những tấm phẳng làm bằng chất silic. Nếu chiếu ánh sáng Mặt Trời vào tấm đó thì năng lượng của ánh sáng Mặt Trời sẽ trực tiếp chuyển hóa thành điện năng. Trong nhà máy thủy điện, nước từ trên cao chảy xuống qua các cánh quạt làm quay tuabin. Trong nhà máy nhiệt điện, nhiệt sinh ra được dùng để đun sôi nước, hơi nước được dẫn qua các ống làm quay tuabin. Năng lượng hạt nhân là năng lương sạch, rất dồi dào nhưng việc sử dụng năng lượng hạt nhân cần hết sức cẩn thận, phải có sự bảo vệ nghiêm ngặt để ngăn các tia phóng xạ có thể gây nguy hiểm chết người. Máy phát điện gió rất gọn nhẹ có thể sử dụng ở những vùng núi xa xôi, hải đảo do dễ lắp đặt. Pin mặt trời thường được kèm theo ăcquy. Ban ngày pin mặt trời nạp điện cho ắc quy để ban đêm sử dụng. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Sự chuyển hóa năng lượng Phương pháp giải Các bài tập phần này chủ yếu là những câu hỏi lí thuyết. Do đó các em cần vận dụng linh hoạt lí thuyết đã học ở trên để chọn đáp án đúng và giải thích các hiện tượng. Ví dụ mẫu Ví dụ 1: Trong các thiết bị sau, năng lượng đã được biến đổi từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? a. Đinamô xe đạp. b. Máy sấy tóc. c. Bàn là. d. Quạt điện. Hướng dẫn giải a. Trong đinamô xe đạp thì khi đạp xe, nam châm quay tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây, như vậy cơ năng được biến đổi thành điện năng. b. Máy sấy tóc dùng điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Trang 3 c. Bàn là sử dụng điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. d. Quạt điện dùng điện năng có từ nguồn điện chuyển hóa thành cơ năng làm cho cánh quạt quay và một phần hao phí là nhiệt năng làm nóng động cơ. Ví dụ 2 (59.3 sách bài tập): Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào ? Hướng dẫn giải Quang năng của ánh sáng Mặt Trời biến đổi thành nhiệt năng làm nước nóng ; nước nóng bốc hơi thành mây bay lên cao có thế năng ; giọt mưa từ đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động năng ; nước từ trên núi cao chảy xuống sông, sông ra biển thì thế năng của nước biển đổi thành động năng. Ví dụ 3 (59.6 sách bài tập): Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng ? Hướng dẫn giải Một vật có nhiệt năng khi nó có thể làm thay đổi nhiệt độ của các vật khác. Ví dụ khi bàn là được cắm vào nguồn điện thì điện năng được chuyển hóa thành nhiệt năng của bàn là và ta nhận biết được nhờ vào việc bàn là làm thay đổi nhiệt độ của quần áo được là. Ví dụ 4 (61.1 sách bài tập): Trong nhà máy nhiệt điện và nhà máy thủy điện đều có bộ phận chính để thực hiện việc biến đổi một dạng năng lượng khác thành điện năng. Hãy chỉ ra bộ phận đó và cho biết năng lượng nào đã được biến đổi thành điện năng qua bộ phận này ? Hướng dẫn giải Nhà máy nhiệt điện và thủy điện đều có máy phát điện, trong đó cơ năng được biến đổi thành điện năng. Ví dụ 5 (61.3 sách bài tập) : Xét về phương diện tránh ô nhiễm môi trường thì nhà máy nhiệt điện hay nhà máy thủy điện có lợi hơn ? Vì sao ? Hướng dẫn giải Nhà máy nhiệt điện dùng than đốt cháy tạo ra nhiệt năng, bên cạnh đó có một lượng lớn khói, bụi và CO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường. Như vậy dùng nhà máy thủy điện sẽ có lợi hơn trong việc tránh ô nhiễm môi trường. Bài tập tự luyện dạng 1 Câu 1: Trong máy hàn, năng lượng dạng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng? A. Cơ năng. B. Điện năng. C. Hóa năng. D. Quang năng. Câu 2: Trong máy hút bụi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào? A. Từ quang năng thành điện năng. B. Từ điện năng thành cơ năng. C. Từ nhiệt năng thành điện năng. D. Từ nhiệt năng thành cơ năng. Câu 3: Trong ắc quy có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng nào thành dạng năng lượng nào? A. Từ điện năng thành nhiệt năng. B. Từ điện năng thành hóa năng. C. Từ hóa năng thành điện năng. D. Từ quang năng thành điện năng. Câu 4: Trong các bộ phận của một nhà máy thủy điện không có bộ phận nào sau đây?
Trang 4 A. Hồ chứa nước. B. Máy phát điện. C. Tua bin. D. Nồi hơi. Câu 5: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào ? A. Làm tăng thể tích các vật khác. B. Làm nóng một vật khác. C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động. D. Nổi được trên mặt nước. Câu 6: Trong máy giặt, năng lượng được chuyển hóa từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? A. Từ điện năng sang cơ năng. B. Từ điện năng sang nhiệt năng. C. Từ nhiệt năng sang cơ năng. D. Từ hóa năng sang cơ năng. Câu 7: Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy ? Vì sao ? A. Vì 1 đơn vị điện năng lớn hơn 1 đơn vị cơ năng. B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng. C. Vì một phần cơ năng đã biến mất. D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng. Câu 8: Vì sao nhà máy thủy điện lại cần phải xây hồ chứa nước trên vùng núi cao ? A. Để chứa được nhiều nước mưa. B. Để nước có thế năng lớn, chuyển hóa thành điện năng thì lợi hơn. C. Để có nhiều nước làm mát máy. D. Để tránh lũ lụt do xây nhà máy. Câu 9: Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng ? A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Hóa năng. D. Quang năng. Câu 10: Trong máy bơm nước, năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào ? A. Từ điện năng sang nhiệt năng. B. Từ điện năng sang thế năng. C. Từ điện năng sang hóa năng. D. Từ điện năng sang động năng. Câu 11: Hãy chỉ ra chỗ giống nhau và khác nhau về cấu tạo và về sự biến đổi năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân và nhà máy nhiệt điện ? Câu 12: Lấy ví dụ về việc biến đổi điện năng thành nhiệt năng là có lợi và một ví dụ về việc biến đổi điện năng thành nhiệt năng là có hại ? ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN 1-B 2-B 3-C 4-D 5-B 6-A 7-B 8-B 9-A 10-D Câu 11: Giống nhau: Đều sử dụng nguồn nhiên liệu để phản ứng sinh ra nhiệt làm sôi nước tạo ra hơi nước, hơi nước được đẩy qua tua bin làm quay tua bin tạo ra điện năng. Cơ chế hoạt động chung: Nhiệt năng cơ năng điện năng. Khác nhau: Nhà máy điện hạt nhân: