Content text 46. Liên Trường THPT - Nghệ An (Lần 2) (Thi thử Tốt Nghiệp THPT môn Vật Lí 2025).docx
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU HOÀNG MAI 2 - ĐÔ LƯƠNG 3 THÁI HÒA - CỜ ĐỎ - TÂN KÌ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT ĐỢT 1 NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ............................................................. Số báo danh: .................. Mã đề: 306 PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Mối liên hệ giữa hằng số Boltzmann k, số Avogadro AN và hằng số khí lí tưởng R là A. .AkRN . B. AN k R . C. A R k N . D. 2 A R k N . Câu 2: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu mạch điện, dòng điện chạy qua mạch có phương trình 4cos100itA . Giá trị cực đại của dòng điện là A. 2A. B. 42A . C. 22A . D. 4A. Câu 3: Hình bên là bộ dụng cụ thí nghiệm thực hành đo tần số sóng âm, bao gồm dao động kí điện tử và dây đo (1), micro (2), bộ khuếch đại tín hiệu (3), âm thoa và búa cao su (4). Dụng cụ tạo ra sóng âm trong thí nghiệm trên là A. dụng cụ (2). B. dụng cụ (1). C. dụng cụ (4). D. dụng cụ (3). Câu 4: Từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là một dạng vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của A. lực hút hay lực đẩy tác dụng lên một vật đặt trong nó. B. lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong nó. C. lực điện tác dụng lên một điện tích chuyển động trong nó. D. lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó.
Câu 5: Bay hơi là nguyên nhân của hiện tượng nào sau đây? A. Kính cửa sổ bị mờ đi trong những ngày đông lạnh. B. Miếng bơ để bên ngoài tủ lạnh bị chảy lỏng. C. Khay nước trong tủ lạnh chuyển thành nước đá. D. Cốc nước bị cạn dần khi để ngoài trời nắng. Câu 6: Trong thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước, phải mở nắp bình nhiệt lượng kế khi nước đang sôi nhằm A. tránh tình huống cạn nước mà ta không biết, dễ gây cháy nổ. B. dễ dàng quan sát và đọc số liệu. C. hơi nước dễ dàng thoát ra ngoài. D. giảm nhiệt trong bình nhiệt lượng kế cho khỏi hỏng dụng cụ thí nghiệm. Câu 7: Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ mà tại đó tất cả các chất có động năng chuyển động nhiệt của các phân tử bằng không và thế năng của chúng có giá trị A. tối thiểu. B. bằng không. C. tối đa. D. bằng hai lần giá trị tối thiểu. Câu 8: Nhiệt lượng cần phải cung cấp cho một kilogam một chất để nhiệt độ của nó tăng lên 1Co trong quá trình truyền nhiệt gọi là A. nhiệt hóa hơi của chất đó. B. nhiệt dung riêng của chất đó. C. nhiệt hóa hơi riêng của chất đó. D. nhiệt nóng chảy riêng của chất đó. Câu 9: Hành động nào sau đây vi phạm các quy tắc về an toàn điện? A. Vệ sinh các thiết bị điện đang hoạt động bằng cồn hoặc nước tẩy rửa. B. Lắp đặt các thiết bị đóng ngắt điện tránh xa tầm với của trẻ em. C. Ngắt nguồn điện khi có thiên tai, sấm, sét. D. Tránh lại gần những khu vực có điện thế cao. Câu 10: Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng, gây biến đổi khí hậu. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến việc giải phóng nội năng của Trái Đất bằng cách thực hiện công? A. Lốc. B. Bão. C. Băng tan. D. Sóng thần. Câu 11: Xét một khối khí lí tưởng xác định có áp suất bằng áp suất khí quyển. Nếu giữ thể tích của
khối khí đó không đổi và làm cho áp suất của nó bằng hai lần áp suất khí quyển thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí A. bằng bốn lần giá trị ban đầu. B. bằng giá trị ban đầu. C. bằng hai lần giá trị ban đầu. D. bằng một nửa giá trị ban đầu. Câu 12: Thí nghiệm và hiện tượng thực tế nào sau đây không được sử dụng làm cơ sở cho việc đưa ra giả thuyết "kích thước của các phân tử khí rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng"? A. Cacbon dioxit (CO 2 ) giảm khối lượng riêng hàng nghìn lần khi chuyển từ thể rắn sang thể khí (thăng hoa). B. Có thể nén 6000 lít khí Oxygen ở điều kiện bình thường thành Oxygen lỏng đựng trong bình dung tích 40 lít. C. Thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí phụ thuộc vào bình chứa nó. D. Chuyển động Brown trong không khí quan sát bằng kính hiển vi. Câu 13: Để giám sát quá trình hô hấp của bệnh nhân, các nhân viên y tế sử dụng một đai mỏng gồm 250 vòng dây kim loại quấn liên tiếp nhau lồng quanh ngực bệnh nhân. Trong một lần đo, người ta thu được giá trị trung bình của độ lớn suất điện động cảm ứng sinh ra bởi cuộn dây trong quá trình bệnh nhân hít vào là 52,2.10 V . Biết thời gian trung bình bệnh nhân này hít vào là 1,5 s ; từ trường của Trái Đất tại vị trí đang xét được xem gần đúng là đều và có độ lớn cảm ứng từ xấp xỉ 48T , các đường sức hợp với mặt phẳng cuộn dây một góc 35∘ . Độ tăng diện tích giới hạn bởi mỗi vòng dây khi bệnh nhân này hít vào là A. 268 cm B. 224 cm C. 234 cm D. 248 cm Câu 14: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm minh họa định luật Charles. Họ tiến hành thí nghiệm với một khối khí lí tưởng xác định ban đầu có áp suất 0p , thể tích 0V , nhiệt độ tuyệt đối 0T . Trong một lần thao tác, họ làm cho nhiệt độ tuyệt đối của khối khí bằng 01,1T , muốn giữ không đổi áp suất p 0 thì nhóm học sinh phải làm cho thể tích khí đó bằng
A. 0 2 1,1 V . B. 0 1,1 V . C. 01,1V . D. 2 01,1V . Câu 15: Khung dây abcd được treo bởi một sợi dây mảnh. Trong mặt phẳng chứa khung dây về bên trái, người ta đặt một dây dẫn MN thẳng dài song song với cạnh ab, có dòng điện I đi qua (hình bên). Khi tăng cường độ dòng điện I thì khung dây abcd A. bắt đầu đi qua trái. B. bắt đầu đi qua phải. C. bắt đầu quay quanh sợi dây treo. D. vẫn đứng yên. Câu 16: Để xác định hình dạng và hướng đường sức từ của một nam châm thẳng, một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm với bộ dụng cụ gồm: Thanh nam châm, mạt sắt, hộp mica có thành và đáy bằng nhựa trong, kim nam châm (hình bên). Họ đã tiến hành thí nghiệm với các bước sau: (1). Rải đều mạt sắt lên mặt trên của đáy hộp. (2). Đặt hộp lên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ vào thành hộp. (3). Đặt kim nam châm lên một đường sức, xác định hướng của đường sức đó. (4). Quan sát sự sắp xếp mạt sắt ở đáy hộp. (5). Vẽ dạng và biểu diễn hướng của các đường sức từ. Trình tự sắp xếp các bước tiến hành trong thí nghiệm trên là A. (1)-(2)-(5)-(3)-(4). B. (1)-(2)-(4)-(3)-(5). C. (3)-(2)-(5)-(1)-(4). D. (2)-(1)-(3)-(4)-(5).