Content text Lớp 11. Đề giữa kì 1 (Đề số 8).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 8 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Dạng hình học của phân tử ammonia là A. hình tam giác đều. B. hình tứ diện. C. đường thẳng. D. hình chóp tam giác. Câu 2. Dùng máy đo pH xác định được giá trị pH của một loại sữa rửa mặt là 5,45. Sữa rửa mặt đó có môi trường A. base. B. acid. C. lưỡng tính. D. trung tính. Câu 3. Cho 0,1 mol NH 4 Cl tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được V lít khí NH 3 ở đkc. Giá trị của V là A. 2,240. B. 2,479. C. 4,480. D. 4,958. Câu 4. Theo thuyết Brønsted – Lowry, acid là những chất có khả năng A. cho electron. B. cho H + . C. cho OH - . D. nhận H + . Câu 5. Biện pháp nào sau đây không dùng để hạn chế hiện tượng phú dưỡng? A. Tạo điều kiện để nước trong ao, hồ được lưu thông. B. Tăng cường cung cấp không khí cho nước. C. Sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm. D. Xả thải trực tiếp nước thải sinh hoạt vào các kênh, ao, hồ. Câu 6. Chất nào sau đây là chất không điện li trong dung dịch nước? A. C 6 H 12 O 6 (glucose) B. HCl. C. NaOH. D. NaCl. Câu 7. Số liên kết sigma (σ) và số liên kết pi (π) trong phân tử nitrogen lần lượt là A. 2 và 1. B. 0 và 3. C. 3 và 0. D. 1 và 2. Câu 8. Sự chuyển dịch cân bằng là A. phản ứng trực tiếp theo chiều thuận. B. phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch. C. chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác. D. phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và nghịch. Câu 9. Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết nồng độ bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1M với chất chỉ thị phenolphtalein như hình vẽ duới đây: Tại điểm tương đương, HCl hết nên nếu thêm tiếp NaOH, màu của dung dịch A. chuyển sang màu xanh. B. chuyển sang màu hồng. C. không chuyển màu. D. chuyển sang màu tím. Mã đề thi: 888
Câu 10. Cẩm tú cầu là một loại cây cho hoa có màu sắc phụ thuộc vào môi trường của đất. Đất chua (môi trường acid) cây cho hoa có màu xanh dương nhạt; đất trung tính hoa có màu trắng còn trong đất kiềm (môi trường base) hoa có màu hồng đỏ. Một người trồng loại cây này trên đất trung tính, để thu được hoa có màu hồng đỏ thì cần bón thêm loại phân nào sau đây cho cây? A. KCl. B. (NH 4 ) 2 SO 4 . C. K 2 CO 3 . D. NH 4 NO 3 . Câu 11. Ứng dụng nào sau đây không phải của muối ammonium? A. Làm phân bón hóa học. B. Làm chất phụ gia thực phẩm. C. Làm thuốc long đờm, thuốc bổ sung chất điện giải. D. Điều chế ammonia. Câu 12. Cho các phản ứng sau : (1) H 2 (g) + I 2 (g) 2HI (k) H > 0 (2) 2NO(g) + O 2 (g) 2NO 2 (g) H < 0 (3) CO(g) + Cl 2 (g) COCl 2 (g) H < 0 (4) CaCO 3 (s) CaO(s) + CO 2 (g) H > 0 Khi giảm nhiệt độ các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều thuận? A. (1), (2). B. (1), (3), (4). C. (2), (3). D. (1), (4). Câu 13. Chất nào sau đây thể hiện tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với chất khử? A. N 2 . B. HNO 3 . C. HCl. D. NH 3 . Câu 14. Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét. C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia hình thành mây. Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu. B. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng được với nhau để tạo thành chất đầu. C. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn. D. Phương trình hóa học của phản ứng thuận nghịch được biểu diễn bằng hai nửa mũi tên ngược chiều nhau. Câu 16. Cho sơ đồ phản ứng sau: XY 424443(NH)SONHClNHNO . Các chất X, Y lần lượt là A. HCl, HNO 3 . B. BaCl 2 , AgNO 3 . C. CaCl 2 , HNO 3 . D. HCl, AgNO 3 . Câu 17. Nitric acid dễ bị phân hủy bởi ánh sáng hoặc nhiệt độ tạo thành các sản phẩm là A. NO 2 , H 2 O. B. NO 2 , O 2 , H 2 O. C. N 2 , O 2 , H 2 O. D. N 2 . H 2 O. Câu 18. Xét cân bằng hóa học: N 2 (g) + 3H 2 (g) ⇀ ↽ 2NH 3 (g) rH0 Hiệu suất phản ứng khi hệ đạt cân bằng ở áp suất 200 bar và 300 bar lần lượt bằng x % và y %. Mối quan hệ giữa x và y là A. 5x = 4y. B. x = y. C. x > y. D. x < y. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho biết acid khi nhường H + sẽ tạo ra base tương ứng và base khi nhận H + sẽ tạo thành acid tương ứng thì cặp acid – base tương ứng đó được gọi là cặp acid – base liên hợp. Trong dung dịch nước của acetic acid (CH 3 COOH) tồn tại cân bằng sau: CH 3 COOH + H 2 O ⇌ CH 3 COO - + H 3 O + a. Phản ứng nghịch CH 3 COO – đóng vai trò là base. b. Khi nồng độ ban đầu của CH 3 COOH là 1M thì tại trạng thái cân bằng [CH 3 COO - ] = [H 3 O + ] = 1M. c. Phản ứng thuận CH 3 COOH đóng vai trò là acid. d. Cặp CH 3 COOH/ CH 3 COO – và cặp H 3 O + / H 2 O là các cặp acid/base liên hợp. Câu 2. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về nitrogen?
a. Dù phân tử N 2 có tính kém hoạt động hóa học, nhưng vẫn hoạt động hóa học mạnh hơn chlorine, Cl 2 . b. Đơn chất nitrogen không phản ứng với hydrogen, oxygen ở điều kiện thường. c. Do có nhiệt độ rất thấp nên nitrogen lỏng được sử dụng bảo quản một số loại mẫu vật. d. Trong bầu khí quyển, khi có sấm chớp, khí nitrogen tạo các nitrogen oxide, là một nguyên nhân làm cho nước mưa có tính acid. Câu 3. Cho các phát biểu sau về trạng thái cân bằng hóa học của một phản ứng thuận nghịch. a. Cân bằng không bị chuyển dịch khi thay đổi nhiệt độ, nồng độ, áp suất. b. Nếu K C của phản ứng thuận rất lớn so với 1 thì các chất ở trạng thái cân bằng chủ yếu là chất sản phẩm. c. Tốc độ phản ứng thuận thấp hơn tốc độ phản ứng nghịch. d. Nồng độ của chất phản ứng bằng nồng độ chất sản phẩm. Câu 4. Sơ đồ quy trình dưới đây mô tả các bước trong quá trình sản xuất phân bón (Z). a. Trong không khí, X chiếm phần trăm thể tích lớn nhất. b. Dung dịch acid Y có thể hòa tan được vàng (gold) và platinium. c. Tên gọi của Z là ammonium nitrate. d. Khí thải có chứa chất T góp phần gây ra mưa acid và hiện tượng phú dưỡng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các phản ứng hóa học sau: (1) NH 3 + H 2 O ⇌ NH 4 + + OH – (2) 8NH 3 + 3Cl 2 6NH 4 Cl + N 2 (3) 4NH 3 + 5O 2 oPt,t 4NO + 6H 2 O (4) 2NH 3 + H 2 SO 4 (NH 4 ) 2 SO 4 (5) 2NH 3 + 3CuO ot N 2 + 3Cu + 3H 2 O Có bao nhiêu phản ứng chứng tỏ ammonia là một chất khử? Câu 2. Có bao nhiêu chất là chất điện li mạnh trong dãy các chất sau: Cu(OH) 2 , NaCl, C 2 H 5 OH, KOH, CH 3 COONa, HBr và H 3 PO 4 ? Câu 3. Cho phản ứng: aFe + bHNO 3 → cFe(NO 3 ) 3 + dNO 2 ↑ + eH 2 O. Hệ số tỉ lượng a, b, c, d, e là những số nguyên dương có tỉ lệ tối giản. Tổng (a + b + e) bằng bao nhiêu? Câu 4. Trong công nghiệp, hydrogen được sản xuất từ phản ứng sau tại nhiệt độ thích hợp: CH 4 (g) + H 2 O(g) ⇌ 3H 2 (g) + CO(g) Tính hằng số cân bằng K C của phản ứng nhiệt độ này, biết nồng độ mol của CH 4 , H 2 O, H 2 và CO ở trạng thái cân bằng lần lượt là 0,13 M; 0,24 M; 1,15 M và 0,13 M. (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm). Câu 5. Một mẫu dung dịch H 2 SO 4 (gọi là mẫu A) được phân tích bằng cách thêm 50 mL dung dịch NaOH 0,4 M vào 100 mL dung dịch mẫu A rồi lắc đều. Sau khi phản ứng xảy ra, người ta thấy trong hỗn hợp dung dịch còn dư ion OH – . Phần ion dư này cần 10 mL HCl 0,2 M để trung hoà. Tính nồng độ mol.L –1 của mẫu A.