Content text PHẦN II CÂU HỎI ĐÚNG SAI - ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST - GV.docx
ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST PHẦN II – CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đột biến đảo đoạn? Nội dung Đúng Sai a) Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gene nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động. Đ b) Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử DNA. S c) Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả thực vật và cả động vật. Đ d) Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới làm phát sinh loài mới. Đ Câu 2. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể? Nội dung Đúng Sai a) Đột biến lặp đoạn có thể có hại cho thể đột biến. Đ b) Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể. Đ c) Đột biến lặp đoạn luôn làm tăng khả năng sinh sản của thể đột biến. S d) Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gene, tạo điều kiện cho đột biến gene. Đ Câu 3. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Nội dung Đúng Sai a) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. S b) Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gene của một nhiễm sắc thể. Đ c) Đột biến đảo đoạn làm cho gene từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. S d) Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gene trên nhiễm sắc thể. S Câu 4. Khi nói về hậu quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Nhiễm sắc thể Trước khi đột biến Sau khi đột biến Nhiễm sắc thể số 1 ABCDE•GHK ABCDE•GHY Nhiễm sắc thể số 2 MNO•PQ MNO•P Nhiễm sắc thể số 3 QWRT•SI TRWQ•SI Nhiễm sắc thể số 4 XZ•Y XZ•K
Nội dung Đúng Sai a) Làm thay đổi thành phần và số lượng gene trong nhóm gene liên kết. Đ b) Làm cho một gene nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động. Đ c) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gene trên NST. Đ d) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. Đ Câu 5. Ở ruồi giấm, giả sử có 4 dạng đột biến nhiễm sắc thể (NST) được mô tả trong bảng bên. Biết các chữ cái là trật tự phân bố các gene , dấu “•” là tâm động trên NST. Phát biểu nào sau đây đúng hay sai? Nội dung Đúng Sai a) NST số 4 có thể đã xảy ra trao đổi chéo với NST số 1. Đ b) NST số 2 có thể có thêm một dạng đột biến lặp đoạn. Đ c) Cơ thể chứa NST số 3 đột biến có thể không biểu hiện thành thể đột biến. Đ d) Dạng đột biến NST số 1 có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng. Đ Hướng dẫn giải - Nhiễm sắc thể số 4: Chuyển đoạn --> Có thể xảy ra do trao đổi chéo giữa NST số 4 với NST số 1 (hiện tượng chuyển đoạn xảy ra giữa 2 NST không tương đồng) a đúng - Nhiễm sắc thể số 2: mất đoạn --> Có thể xảy ra do trao đổi chéo với nhiễm sắc thể tương đồng không cân đối, tạo ra đồng thời hai dạng đột biến là đột biến mất đoạn NST và đột biến lặp đoạn NST b đúng - Nhiễm sắc thể số 3: Đảo đoạn --> Có thể không gây hại gì cho thể đột biến c đúng - Nhiễm sắc thể số 1: lặp đoạn --> Làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng d đúng Câu 6. Cho biết các dạng đột biến NST mô tả hình dưới, phát biểu nào sau đây đúng hay sai? Nội dung Đúng Sai a) (1) là đột biến mất đoạn NST. Dạng đột biến này dù là mất đoạn nhỏ hay lớn cũng đều gây chết hoặc giảm sức sống. S b) (3) là đột biến đảo đoạn không chứa tâm động. Dạng đột biến này gây ra sự sắp xếp lại của các gene góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, nòi trong cùng một loài. Đ c) Trong những đột biến trên, dạng (2) và (4) được sử dụng để xác định vị trí của gene trên NST. S d) (5) là đột biến chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. Trong đột biến S
chuyển đoạn này, một số gene của nhóm gene liên kết này được chuyển sang nhóm gene liên kết khác. Hướng dẫn giải a) sai : Dựa vào hình (1) ta thấy NST mất đoạn D --> (1) là đột biến mất đoạn NST. Hậu quả mất đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống, mất đoạn lớn NST gây chết ở thể đột biến. b) đúng : Dựa vào hình (3) ta thấy NST đảo đoạn BCD không chứa tâm động --> (3) là đột biến đảo đoạn. Ý ngĩa đột biến này gây ra sự sắp xếp lại của các gene góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, nòi trong cùng một loài. c) sai : Dựa vào hình ta thấy (2) lặp đoạn, (4) đảo đoạn chứa tâm động, hai dạng đột biến này không thể xác định được vị trí gene trên NST d) sai : Dựa vào hình ta thấy (5) chuyển đoạn trên 1 NST, dạng này không gây ra hiện tượng nhóm gene liên kết này được chuyển sang nhóm gene liên kết khác. Câu 7. Ở người, một bệnh X liên quan đến đột biến chuyển đoạn trên NST số 22 và NST số 9 làm cho NST số 22 ngắn hơn bình thường. Khi nghiên cứu tế bào của 6 đứa trẻ từ (A) đến (G) bị bệnh X và bị thêm nhiều rối loạn khác, người ta tìm thấy vùng bị mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể 22 được thể hiện ở hình bên dưới. Trong đó, các NST 22 tương ứng của 6 đứa trẻ được đánh dấu từ (A) đến (G) ; các số từ 1 đến 13 là các đoạn bằng nhau tương ứng trên NST 22 ở người bình thường. Phát biểu nào sau đây đúng hay sai? Nội dung Đúng Sai a) Những trẻ bị bệnh X là do mất đoạn NST ở vị trí số 9. Đ b) Tỉ lệ trẻ bị bệnh X ở nữ cao hơn ở nam. S c) Trẻ (C) có thể biểu hiện nhiều rối loạn hơn các trẻ còn lại. Đ d) Cả 6 trẻ này có thể đều bị ung thư máu ác tính. Đ Hướng dẫn giải a) Đúng. b) Sai. Vì đây là đột biến cấu trúc NST thường c) Đúng. Vì trẻ iii mất nhiều gene hơn các trẻ còn lại d) Đúng. Vì mất đoạn ở NST số 22 gây ung thư máu ác tính.
Câu 8. Cho sơ đồ hình thành đột biến nhiễm sắc thể (NST) ở một tế bào sinh tinh như hình vẽ bên. Biết gene A có chiều dài là 5100 Å và tỉ lệ A2 = G3 . Gene P có chiều dài 4080 Å và số liên kết hiđrô là 3200, không xảy ra đột biến gene . Phát biểu nào sau đây đúng hay sai? Nội dung Đúng Sai a) Đột biến trên thuộc dạng mất đoạn. S b) Tỉ lệ giao tử bình thường được sinh ra từ tế bào trên là 1 4 . Đ c) Đột biến dạng này làm thay đổi nhóm gene liên kết. Đ d) Có thể làm xuất hiện giao tử chứa số nucleotit A = T = 800; G = X = 1600 về cả hai gene A và P. S Hướng dẫn giải - Hình vẽ thể hiện đột biến chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể khác nhau --> Đột biến chuyển đoạn NST => a. Sai - Tỉ lệ giao tử bình thường NST (13, 16) = ¼ => b. Đúng - Đột biến chuyển đoạn NST làm thay đổi nhóm gene liên liên kết => c. Đúng - Gene A: A=T = 600 nuclêotit, G=X =900 nuclêôtit - Gene P: A=T = 400 nuclêôtit, G= X= 800 nuclêôtit - Tế bào này giảm phân cho 4 loại giao tử: + Giao tử chứa NST (13,16): A=T= 600+400=1000; G=X= 1700, và chứa cả 2 gene A và P + Giao tử chứa NST (13,16+13): A=T=1200, G=X=1800, và chứa 2 gene A + Giao tử chứa NST (13+16,16+13): A=T= 600+400=1000; G=X= 1700, và chứa cả 2 gene A và P + Giao tử chứa NST (13+16,16): A=T=800, G=X=1600, và chứa 2 gene P=> d. Sai Câu 9. Trong quá trình làm tiêu bản NST chẩn đoán trước sinh, một kĩ thuật viên phòng thí nghiệm di truyền y học đã quan sát quá trình phân bào, và vẽ lại hình bên dưới.