Content text C7.XAC SUAT - THỐNG KÊ-GV.pdf
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI VÀO 10 1 CHUYÊN ĐỀ 8: XÁC SUẤT THỐNG KÊ BÀI 1: PHÉP THỬ NGẪU NHIÊN VÀ KHÔNG GIAN MẪU A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ - Một hoặc một số hành động, thực nghiệm được tiến hành liên tiếp hay đồng thời mà kết quả của chúng không thể biết được trước khi thực hiện nhưng có thể liệt kê được tất cả các kết quả có thể xảy ra, được gọi là một phép thử ngẫu nhiên, gọi tắt là phép thử. - Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử ( gọi tắt là tập tất cả các kết quả có thể của phép thử) được gọi là không gian mẫu của phép thử. B. BÀI TẬP PHẦN I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. [NB] Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên: A. Gieo đồng tiền xem nó mặt ngửa hay mặt sấp. B. Gieo 3 đồng tiền và xem có mấy đồng tiền lật ngửa C. Chọn bất kì 1 học sinh trong lớp và xem là nam hay nữ. D. Bỏ hai viên bi trắng và ba viên bi vàng trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm xem có tất cả bao nhiêu viên bi. Lời giải Chọn D Câu 2. [NB] Gieo một con xúc xắc. Phần tử nào sau đây không phải phần tử của không gian mẫu ? A. mặt 7 chấm. B. mặt 6 chấm. C. mặt 5 chấm. D. mặt 1 chấm. Lời giải Chọn A Câu 3. [NB] Gieo một đồng tiền liên tiếp 2 lần. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 1. B. 2 . C. 4 . D. 8 . Lời giải Chọn C
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI VÀO 10 2 Không gian mẫu là: NN NS SN SS ; ; ; Vậy số phần tử của không gian mẫu là 4 phần tử. Câu 4. [NB] Gieo một con xúc xắc và một đồng tiền . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 24 . B. 12 . C. 6 . D. 8 . Lời giải Chọn B Không gian mẫu của phép thử là: 1; ; 2; ; 3; ; 4; ; 5; ; 6; ; 1; ; 2; ; 3; ; 4; ; 5; ; 6; S S S S S S N N N N N N Vậy không gian mẫu có 12 phần tử. Câu 5. [TH] Gieo một con xúc xắc 2 lần. Số phần tử của không gian mẫu là? A. 6 . B. 12 . C. 18 . D. 36 . Lời giải Chọn D Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử bằng cách lập bảng như sau: Lần 1 Lần 2 1 2 3 4 5 6 1 1;1 2;1 3;1 4;1 5;1 6;1 2 1;2 2;2 3;2 4;2 5;2 6;2 3 1;3 2;3 3;3 4;3 5;3 6;3 4 1;4 2;4 3;4 4;4 5;4 6;4 5 1;5 2;5 3;5 4;5 5;5 6;5
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI VÀO 10 3 6 1;6 2;6 3;6 4;6 5;6 6;6 Mỗi ô là một kết quả có thể. Không gian mẫu là tập hợp 36 ô của bảng trên. Do đó không gian mẫu của phép thử là: 1;1 ; 2;1 ; 3;1 ; 4;1 ; 5;1 ; 6;1 ; 1;2 ; 2;2 ; 3;2 ; 4;2 ; 5;2 ; 6;2 ; 1;3 ; 2;3 ; 3;3 ; 4;3 ; 5;3 ; 6;3 ; 1;4 ; 2;4 ; 3;4 ; 4;4 ; 5;4 ; 6;4 ; 1;5 ; 2;5 ; 3;5 ; 4;5 ; 5;5 ; 6;5 ; 1;6 ; 2;6 ; 3;6 ; 4;6 ; 5;6 ; 6;6 Vậy không gian mẫu có 36 phần tử. Câu 6. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương có một chữ số. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 9 . B. 10 . C. 11. D. 12 . Lời giải Chọn A Không gian mẫu của phép thử là: 1;2;3;4;5;6;7;8;9 Vậy không gian mẫu có 9 phần tử. Câu 7. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số khác nhau. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 90 . B. 89 . C. 80 . D. 81. Lời giải Chọn D Có 90 số tự nhiên có hai chữ số. Các số tự nhiên có hai chữ số giống nhau là: 11;22;33;44;55;66;77;88;99 Vậy không gian mẫu có: 90 9 81 phần tử. Câu 8. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên chẵn có hai chữ số. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 49 . B. 45 . C. 46 . D. 50 . Lời giải Chọn B
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI VÀO 10 4 Có 90 số tự nhiên có hai chữ số. Các số tự nhiên chẵn có hai chữ số là: 90 : 2 45 Vậy không gian mẫu có: 45 phần tử. Câu 9. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên lẻ có hai chữ số. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 45 . B. 46 . C. 47 . D. 48 . Lời giải Chọn A Có 90 số tự nhiên có hai chữ số. Các số tự nhiên lẻ có hai chữ số là: 90 : 2 45 Vậy không gian mẫu có: 45 phần tử. Câu 10. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số nguyên tố lẻ nhỏ hơn 20 . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 5 . B. 6 . C. 7 . D. 8 . Lời giải Chọn C Không gian mẫu của phép thử là: 3;5;7;11;13;17;19 Vậy không gian mẫu có 7 phần tử. Câu 11. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 20 . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 5 . B. 6 . C. 7 . D. 8 . Lời giải Chọn C Không gian mẫu của phép thử là: 0;3;6;9;12;15;18 Vậy không gian mẫu có 7 phần tử.