Content text 3.5. DAI CUONG SLB.pdf
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH BỘ MÔN SINH LÝ BỆNH - MIỄN DỊCH ĐẠI CƯƠNG SINH LÝ BỆNH, BỆNH NGUYÊN, BỆNH SINH MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được vị trí, vai trò, tính chất môn học và phương pháp nghiên cứu sinh lý bệnh. 2. Trình bày được các khái niệm cơ bản về bệnh, bệnh nguyên, bệnh sinh. 3. Phân tích mối quan hệ nhân – quả và vòng xoắn bệnh lý trong bệnh sinh, ứng dụng của phương pháp thực nghiệm trong y học. NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU MÔN HỌC SINH LÝ BỆNH Mục đích của môn học sinh lý bệnh: - Trang bị cho người thầy thuốc tương lai ngay từ đầu những nguyên lý chung nhất đã và đang được tổng hợp và tích hợp từ các môn khoa học cơ bản và y học cơ sở có liên quan - Trang bị cho họ những phương pháp luận để có được nguyên lý ấy để tìm hiểu về bệnh, phòng và điều trị bệnh một cách tốt nhất 1. Định nghĩa và nội dung 1.1. Định nghĩa Sinh lý bệnh theo nghĩa tổng quát nhất: Là môn học nghiên cứu về những thay đổi chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào khi chúng bị bệnh Sinh lý bệnh nghiên cứu những trường hợp bệnh lý cụ thể, phát hiện và mô tả những thay đổi về sự hoạt động chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào khi
2 chúng bị bệnh, từ đó rút ra những quy luật riêng chi phối chúng và những quy luật tổng quát chi phối mọi cơ thể, mọi cơ quan, mô và tế bào khi mắc những bệnh khác nhau 1.2. Nội dung Chia làm 2 phần lớn: - Sinh lý bệnh đại cương - Sinh lý bệnh cơ quan (bộ phận) 1.2.1. Sinh lý bệnh đại cương - Các khái niệm và quy luật chung nhất về bệnh: + Bệnh là gì ? (Các quan niệm) + Nguyên nhân nói chung của bệnh + Cơ chế phát sinh, diễn biến của bệnh nói chung + Tính phản ứng của cơ thể với bệnh - Sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý điển hình: Sinh lý bệnh quá trình viêm, sốt, rối loạn chuyển hóa, lão hóa, đói... 1.2.2. Sinh lý bệnh cơ quan Nghiên cứu sự thay đổi trong hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, nội tiết...khi các cơ quan này bị bệnh 2. Tính chất và vai trò của môn học 2.1. Tính chất 2.1.1. Tính tổng hợp Khi có một hiện tượng biểu hiện bệnh lý, chúng ta thường sử dụng phương pháp phân tích, nhưng có những hạn chế là khi đi quá sâu vào chi tiết thì hay có xu hướng quên mất tổng thể, dễ có xu hướng tách rời từng phần, quên mối liên quan giữa các phần với nhau do đó phải biết tổng hợp lại để nắm được triệu chứng nào là chính (cơ bản) và loại bỏ triệu chứng nào là phụ (không cơ bản) để đi đến bản chất của vấn đề
3 2.1.2. Tính tích hợp Để tìm hiểu quy luật hoạt động của cơ thể bị bệnh, môn học sinh lý bệnh sử dụng các thành quả của kinh nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, sử dụng được khoa học cơ bản... cho nên nó mang tính chất tích hợp về mặt phương pháp. Do đó, để giải thích cơ chế bệnh sinh có thể sử dụng cơ chế : hóa sinh, lý sinh hay hình thái 2.1.3. Tính thực nghiệm - Trả lời cho câu hỏi : Tại sao? Diễn ra như thế nào? - Phương pháp thực nghiệm trong Y học là phương pháp nghiên cứu xuất phát từ những quan sát khách quát các hiện tượng bệnh lý rồi đứng trên quan điểm duy vật và đề ra các giả thuyết thích hợp, rồi dùng thực nghiệm để chứng minh xem giả thuyết đề ra đúng hay sai (có phù hợp với thực tế đó hay không?) - Các bước trong phương pháp thực nghiệm: - Quan sát - Đề ra các giả thuyết - Thực nghiệm để chứng minh 2.2. Vai trò của môn học sinh lý bệnh 2.2.1. Sinh lý bệnh soi sáng công tác dự phòng và điều trị Theo y học hiện đại: phòng bệnh hơn chữa bệnh - Muốn dự phòng (phòng bệnh) tốt thì cần nắm được quy luật hoạt động của bệnh (nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, sự phát triển, kết thúc của bệnh như thế nào? Tuy nhiên kiến thức về bệnh này không chỉ tốt trong công tác dự phòng mà còn cần có trong công tác điều trị bệnh - Trong điều trị bệnh có 3 phương pháp: + Điều trị triệu chứng + Điều trị nguyên nhân + Điều trị cơ chế bệnh sinh (cơ chế sinh lý bệnh)
4 # Điều trị triệu chứng: chỉ là một biện pháp đối phó chỉ dùng khi chẩn đoán bệnh chưa rõ ràng hoặc khi biểu hiện bệnh lý quá mạnh mà có thể ảnh hưởng đến sinh mạng # Điều trị nguyên nhân: là phương pháp điều trị tốt nhất vì nó tác dụng ngay vào yếu tố gây bệnh. Nhưng có nhiều bệnh hiện chưa rõ nguyên nhân nên phương pháp này không dùng được. Mặt khác, trong nhiều bệnh có nguyên nhân nhưng khi quá trình bệnh lý đã hình thành thì nó lại theo một quy luật nhất định nên phải điều trị theo cơ chế bệnh sinh (quy luật diễn biến của bệnh) # Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: chặn đứng ngay quá trình tiến triển tiếp theo của bệnh 2.2.2. Sinh lý bệnh là môn Y học cơ sở của nền Y học hiện đại Y học hiện đại ngày nay phát triển mạnh mẽ chính là nhờ phương pháp thực nghiệm. Chính phương pháp thực nghiệm làm cho các khoa học cơ sở phát triển không ngừng và sinh lý bệnh là một môn Y học cơ sở nghiên cứu về quy luật hoạt động của cơ thể khi bị bệnh do đó không những sinh lý bệnh giúp tìm hiểu quy luật hoạt động của cơ thể bình thường (khỏe mạnh) mà còn giúp cho sinh viên chuẩn bị đi vào rừng bệnh lâm sàng không bị chệch hướng 2.2.3. Sinh lý bệnh là lý luận và triết học của Y học Sinh lý bệnh đưa ra các quy luật biện chứng của quá trình phát sinh và phát triển của bệnh. Nó mang tính khách quan dựa trên quan điểm duy vật khi xem xét giải thích các hiện tượng, có thể nói là kim chỉ nam cho lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị II. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khaí niệm về bệnh (bệnh là gì?) Mỗi thời đại có một khái niệm về bệnh khác nhau 1.1. Thời mông muội Cho rằng bệnh là sự trừng phạt của các đấng thần linh đối với con người ở trần thế và chữa bệnh chủ yếu bằng cách dùng lễ vật để cầu xin.