Đ Ề T H I C H Ọ N H Ọ C S I N H G I Ỏ I D U Y Ê N H Ả I B Ắ C B Ộ Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XIV, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC – LỚP 11 WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
[email protected] Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Trang 1/8 Câu 1: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng ở thực vật (2,0 điểm) 1.1. Khi nghiên cứu tác dụng của auxin (IAA) lên sự kéo dài của đoạn cắt bao lá mầm lấy từ cây mầm của một loài thực vật, một nhà sinh lí học thực vật cắt các đoạn bao lá mầm có chiều dài 10 mm chia thành 3 lô thí nghiệm: Lô I: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch 0,1M sucrose. Lô II: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch 10-5 M IAA. Lô III: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch chứa 10-5 M IAA và 0,1M sucrose. Khả năng kéo dài của đoạn cắt bao lá mầm ở 3 lô thí nghiệm được tính theo phần trăm tăng thêm so với kích thước ban đầu (Hình 1); riêng ở lô II được tính theo cả đơn vị đo chiều dài mm (Hình 2). a) Sự kéo dài của đoạn cắt bao lá mầm bắt đầu tăng nhanh ở thời điểm nào sau khi ngâm trong dung dịch chứa 10-5 M IAA? b) Phân biệt cơ chế tác dụng của IAA và sucrose đến tế bào trong sự kéo dài đoạn cắt bao lá mầm khi được sử dụng riêng biệt. c) Sucrose đã phối hợp hoạt động với IAA như thế nào để tăng cường sự kéo dài đoạn cắt bao lá mầm ở thí nghiệm này? 1.2. Cây lá bỏng (Bryophyllum) chỉ ra hoa khi trải qua quang chu kì đặc biệt. Một thí nghiệm được tiến hành để xác định điều kiện ra hoa của cây. Các cây trưởng thành của loài được chia thành 2 nhóm: không bổ sung GA3 và có bổ sung GA3. Ở mỗi nhóm, các lô lại được xử lí điều kiện chiếu sáng khác nhau. Điều kiện ngày ngắn: được chiếu sáng 10 giờ và được che tối 14 giờ; điều kiện ngày dài: được chiếu sáng 14 giờ và được che tối 10 giờ. Các điều kiện khác được bảo đảm tương đồng. Kết quả đánh giá mức độ ra hoa của cây ở các lô thí nghiệm được thể hiện trên Hình 3. Hình 3 a) Vẽ sơ đồ cơ chế ra hoa cảm ứng bởi phytochrome ở thực vật. b) Trong nghiên cứu này, GA3 thể hiện vai trò như thế nào trong đáp ứng phát sinh ra hoa? Giải thích. HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DH&ĐB BẮC BỘ (Đề thi gồm 08 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XIV, NĂM 2023 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 15 tháng 7 năm 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Th?i gian ngâm m?u (gi?) Lô III Lô II Lô I Lô II 0,0 0,4 0,8 1,2 1,6 2,0 0 10 20 30 40 Th?i gian ngâm m?u (phút) S ? k é o d à i ( m m ) 0 20 40 60 80 100 120 0 4 8 12 16 20 24 T ? l ? t ă n g t h ê m ( % ) H?nh 1 H?nh 2 0
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Trang 2/8 Câu 2: Tiêu hóa ở động vật (2,0 điểm) 2.1. Lượng đường trong máu của một người mắc bệnh đái tháo đường và một người không mắc bệnh có cùng khối lượng cơ thể được theo dõi trong khoảng thời gian 12 giờ. Cả hai người đều ăn một bữa giống hệt nhau và thực hiện 1 giờ tập thể dục với cường độ giống nhau. Sử dụng dữ liệu được cung cấp từ Hình 4. a) Xác định người bình thường và người bị bệnh đái tháo đường. Giải thích. b) Người B đã tiêm loại hormone nào vào thời điểm X? Giải thích. Hình 4. c) Tại thời điểm W, Y lượng đường trong máu của hai người A và B thay đổi như thế nào? Giải thích. d) Loại hormone nào mà người B có thể đã nhận được vào thời điểm Z? Giải thích. 2.2. Phẫu thuật Bariatric (hay còn gọi là phẫu thuật giảm cân) là một phẫu thuật làm giảm kích thước dạ dày và cho phép thức ăn đi vòng qua một phần của ruột non. Phẫu thuật thường được thực hiện khi những người béo phì đã thử giảm cân bằng nhiều cách mà không thành công. Có nhiều rủi ro liên quan đến phẫu thuật nhưng nó giúp một số người giảm được cân nặng đáng kể và cuối cùng là cải thiện sức khỏe tổng thể. Dựa trên sự hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hóa, hãy giải thích một số thiếu hụt các chất có thể gây ra bởi phẫu thuật này. Câu 3: Hô hấp ở động vật (2,0 điểm) 3.1. Hình 5 thể hiện sự thay đổi thể tích khí ở phổi khi thực hiện một số loại cử động hô hấp, trong đó thời điểm phân tách mỗi cử động được chú thích từ (1) - (5). Bảng 1 bên dưới mô tả hoạt động co (+), dãn (-) của các cơ hô hấp trong một số động tác (I) - (V). Các cử động hô hấp trên Hình 5 tương ứng với loại động tác nào (I - IV) ở Bảng 1? Giải thích. Bảng 1 Tên cơ Động tác Hoành Bụng Liên sườn ngoài Liên sườn trong Ức đòn chũm Bậc thang Loại I - + - + - ? Loại II + - ? ? + + Loại III - - - ? ? - Loại IV ? ? + - - - (?) biểu diễn thông tin chưa xác định. 3.2. Hình 6 mô tả sự biến động giá trị áp lực khoang màng phổi và thể tích khí lưu thông trong một nhịp thở của 3 người ở trạng thái nghỉ ngơi: (1) Người khỏe mạnh, không luyện tập thể dục (người bình thường). (2) Người khỏe mạnh, luyện tập thể dục thường xuyên. (3) Người bị nhiễm virus Corona có hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Trang 3/8 a) Xác định thể tích thông khí phổi, thể tích thông khí phế nang của người bình thường. Cho biết ở người bình thường, khoảng chết giải phẫu là 150ml, nhịp hô hấp là 12 nhịp/ phút. b) Trong 2 người A và người B, sức giãn nở phổi của người nào cao hơn? Giải thích. Biết sức giãn nở của phổi (LC) xác định theo công thức: LC = ΔV/ ΔP. Trong đó: V là thể tích phổi, P là áp lực khoang màng phổi. c) So với người B, người A có pH máu động mạch chủ thay đổi như thế nào? Giải thích. d) Trong 3 người, khả năng tạo chất hoạt diện của người nào là thấp nhất? Vìsao? Câu 4: Sinh lí máu, tuần hoàn (2,0 điểm) 4.1. Hình 7 mô tả sự ảnh hưởng của áp lực tâm nhĩ phải đến hồi lưu tĩnh mạch và cung lượng tim ở người bình thường (BT) và 2 bệnh nhân X, Y. Đường nét liền () và đường nét đứt (----) lần lượt thể hiện sự thay đổi cung lượng tim và hồi lưu tĩnh mạch, mỗi cặp đường cong biểu diễn các giá trị tương ứng với một người được nối với nhau bởi dấu chấm () và có các màu khác biệt. Cung lượng tim và hồi lưu tĩnh mạch ở người bình thường thay đổi như thế nào khi áp lực tâm nhĩ phải tăng dần? Giải thích. 4.2. Tiến hành thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất D trong mô hình thực nghiệm bệnh suy tim ở 3 nhóm chuột. - Nhóm 1 là nhóm chuột đối chứng (bình thường khỏe mạnh). - Nhóm 2 và 3 là hai nhóm chuột mô hình bị bệnh suy tim. Trong đó, một nhóm được tiêm chất D và một nhóm không được tiêm chất D. Người ta sử dụng máy siêu âm để đánh giá chức năng tim chuột bằng cách đo đường kính buồng tâm thất trái trong chu kì tim và tính tỉ lệ phần trăm co cơ tâm thất trái (FS, %). Cuối quá trình thực nghiệm, người ta tiến hành cắt ngang mỗi quả tim chuột thành 6 lát ở các vị trí tương đồng và nhuộm chúng với Triphenyl tetrazolium (TTC, không màu) để phân biệt trạng thái hoạt động trao đổi chất ở các vùng mô cơ tim. Đồng thời, kỹ thuật đo điện thế màng (patch clamp) cũng được sử dụng để đo lượng Ca2+ đi vào tế bào cơ tâm thất trái. Biết rằng, lactate dehydrogenase là enzyme tham gia quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ xúc tác cho phản ứng chuyển màu TTC thành 1,3,5 triphenylformazan (TPF, màu đỏ). Tỉ lệ phần trăm co cơ tâm thất trái (FS, %) = (chênh lệch đường kính buồng tâm thất trái ở cuối giai đoạn tâm trương so với ở cuối giai đoạn tâm thu) x 100/(đường kính buồng tâm thất trái ở cuối giai đoạn tâm trương). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2 Chỉ số phân tích Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Đường kính buồng tâm thất trái cuối giai đoạn tâm trương (mm) 6,0 6,0 6,0 Đường kính buồng tâm thất trái cuối giai đoạn tâm thu (mm) 3,3 4,2 4,8 Tỉ lệ diện tích mô nhuộm màu đỏ/diện tích mô tổng số (%) 94 75 65 Lượng Ca2+ đi vào tế bào cơ tim (đơn vị tương đối) 28,5 25,0 21,4 (Các số khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê) a) Nhóm chuột nào đã được tiêm chất D? Giải thích. b) Nhóm chuột nào có thể tích tâm thu lớn nhất? Nhóm chuột nào có vùng mô cơ tim bị tổn thương nhiều nhất? Giải thích. Câu 5: Bài tiết và cân bằng nội môi (2,0 điểm) 5.1. Hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh phụ thuộc vào thời gian và nồng độ mà vi khuẩn bị phơi (bộc lộ) với một thuốc nhất định, nồng độ này lại phụ thuộc vào liều lượng uống, thời gian giữa các lần uống thuốc và tốc độ thuốc bị đào thải. Có 2 loại kháng sinh X và Y khá độc, đều được thận đào thải, nhưng Y còn bị đào thải ở gan qua các phức hệ cytochrome. Trong khi đó, X làm tăng tính thấm ion của màng tế bào vi khuẩn, Y ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn trong quá trình phân bào. Hình 8 biểu diễn nồng độ thuốc X và Y trung bình được đo ở nhiều người khỏe mạnh sau một lần uống thuốc duy nhất ở Đồ thị 12. Hình 7