Content text Chủ đề 3. ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU - HS.docx
CHỦ ĐỀ 3 : ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Khái niệm Điện trường : a. Khái niệm - Là điện trường mà véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều, độ lớn. - Đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều nhau. b. Điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện đặt song song - Các đường sức của điện trường giữa hai bản phẳng song song cách đều và vuông góc với các bản phẳng, chúng xuất phát từ bản tích điện dương và kết thúc ở bản tích điện âm. - Cường độ điện trường giữa hai bản phẳng nhiễm điện trái dấu đặt song song có độ lớn bằng tỉ số giữa hiệu điện thế giữa hai bản phẳng và khoảng cách giữa chúng: d U E Trong đó: U là hiệu điện thế giữa hai bản phẳng, đơn vị là vôn (V). d là khoảng cách giữa hai bản phẳng, đơn vị là mét (m). E là cường độ điện trường giữa hai bản phòng, đơn vị là vôn/mét (V/m). 2. Tác dụng của điện trường đều lên điện tích chuyển động : Khi một điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức, dưới tác dụng của lực điện trường: vận tốc theo phương song song với đường sức bị biến đổi; vận tốc theo phương vuông góc với đường sức không thay đổi. Kết quả là vận tốc của diện tích liên tục đối phương và tăng dần độ lớn, quỹ đạo chuyển động trở thành đường parabol. Hình 18.3. Chuyển động của điện tích q vào trong điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện. Hình 18.4. Chuyển động ném ngang của vật khối lượng m trong trường trọng lực.
II. BÀI TẬP ÔN LÝ THUYẾT A - BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT Câu 1. Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: a. Điện trường đều là điện trường mà véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có ………………………… b. Trong điện trường đều đường sức điện là những đường thẳng ………………, cách đều nhau. c. Các đường sức của điện trường giữa hai bản phẳng song song cách đều và vuông góc với các bản phẳng, chúng xuất phát từ ………………………….. và kết thúc ở ………………………... d. Cường độ điện trường giữa hai bản phẳng nhiễm điện trái dấu đặt song song có độ lớn bằng tỉ số ……………… giữa hai bản phẳng và …………………… giữa chúng. e. Tác dụng của điện trường đều lên điện tích chuyển động làm vận tốc của diện tích liên tục ………………….. và tăng dần độ lớn, quỹ đạo chuyển động trở thành đường………………. Câu 2. (SBT CTST) Chọn từ cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ trống chỉ có một độ mạnh âm dương khép kín không kín có nhiều song song độ mạnh yếu bằng nhau Đường sức điện có các đặc điểm sau: - Tại một điểm trong điện trường …(1)... đường sức điện đi qua. Số lượng đường sức điện qua một đơn vị diện tích vuông góc với đường sức tại một điểm trong không gian đặc trưng cho …(2)… của điện trường tại điểm đó. - Các đường sức điện là những đường cong …(3)… Đường sức điện phải bắt đầu từ một điện tích …(4)… (hoặc ở vô cực) và kết thúc ở điện tích …(5)… ( hoặc ở vô cực) Điện trường đều có các đường sức điện …(6)… và cách đều nhau.
B – BÀI TẬP NỐI CÂU Câu 3. Hãy nối những tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B CỘT A CỘT B Đường sức điện của điện trường tĩnh Đường sức điện của điện trường đều Cường độ điện trường giữa hai bản phẳng nhiễm điện trái dấu đặt song song Cường độ điện trường tại một điểm là những đường thẳng song song cách đều nhau Có độ lớn bằng tỉ số giữa hiệu điện thế giữa hai bản phẳng và khoảng cách giữa chúng. là đường cong không khép kín. Có độ lớn tỉ lệ thuận với điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách đến điểm xét. C – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Với điện trường như thế nào thì có thể viết hệ thức U = Ed A. Điện trường của điện tích dương B. Điện trường của điện tích âm C. Điện trường đều D. Điện trường không đều Câu 2: Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn? A. qEd B. qE C. Ed D. Không có biểu thức nào. Câu 3: (SBT KNTT) Các đường sức điện trong điện trường đều A. chỉ có phương là không đổi. B. chỉ có chiều là không đổi. C. là các đường thẳng song song cách đều. D. là những đường thẳng đồng quy. Câu 4: Chọn câu sai A. Điện phổ cho phép ta nhận biết sự phân bố các đường sức của điện trường B. Đường sức điện của điện trường tĩnh có thể là đường cong kín C. Cũng có khi đường sức không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng D. Các đường sức điện của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau Câu 5: Khi ta nói về một điện trường đều, câu nói nào sau đây là không đúng?
A. Điện trường đều là 1 điện trường mà các đường sức song song và cách đều nhau B. Điện trường đều là 1 điện trường mà véc-tơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau C. Trong 1 điện trường đều, 1 điện tích đặt tại điểm nào cũng chịu tác dụng của một lực điện như nhau D. Để biểu diễn 1 điện trường đều, ta vẽ các đường sức song song với nhau. Câu 6: (SBT KNTT) Điện trường đều tồn tại ở A. xung quanh một vật hình cầu tích điện đều. B. xung quanh một vật hình cầu chỉ tích điện đều trên bề mặt. C. xung quanh hai bản kim loại phẳng, song song, có kích thước bằng nhau. D. trong một vùng không gian hẹp gần mặt đất. Câu 7: Công thức liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế là A. U = Ed B. U = A/q C. E = A/qd D. E = F/q THÔNG HIỂU Câu 8: Quỹ đạo chuyển động của một điện tích điểm q bay vào một điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Độ lớn của điện tích q. B. Cường độ điện trường . C. Vị trí của điện tích q bắt đầu bay vào điện trường. D. Khối lượng của điện tích. Câu 9: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó A. có hướng như nhau tại mọi điểm. B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm. D. có độ lớn giảm dần theo thời gian. Câu 10: Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích này sẽ chuyển động A. dọc theo chiều của các đường sức điện trường B. ngược chiều đường sức điện trường C. vuông góc với đường sức điện trường D. theo một quỹ đạo bất kì Câu 11: (SBT CTST) Phát biểu nào sau đây là đúng? (1) cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra tại một điểm phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó (2) vectơ cường độ điện trường tại một điểm cùng chiều với lực tác dụng lên điện tích thử dương đặt tại điểm đó (3) cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó (4) các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau (5) nằm điện trường do điện tích âm gây ra trong không gian là điện trường đều