PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 30. Ôn tập chương 8 + đề kiểm tra - GV.pdf

1. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất: - Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm 9 nguyên tố thuộc chu kì 4, từ Sc (Z = 21) đến Cu (Z = 29). - Cấu hình electron của nguyên tử các kim loại chuyển tiếp có dạng 3d1-104s1-2 . - Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiệt độ nóng chảy cao, thường có độ cứng lớn, khá nặng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. - Các nguyên tố chuyển tiếp có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá. Các ion kim loại chuyển tiếp thường có màu sắc phong phú. - Sự có mặt của ion Cu2+ hoặc ion Fe3+ trong dung dịch được nhận biết bằng phản ứng tạo thành kết tủa màu xanh nhạt của Cu(OH)2 hoặc nâu đỏ của Fe(OH)3. 2. Sơ lược về phức chất: - Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm và các phối tử. - Phức chất có dạng hình học phổ biến là tứ diện, vuông phẳng và bát diện. - Trong phức chất, phối tử cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử trung tâm tạo liên kết cho - nhận. - Sự tạo thành phức chất trong dung dịch có thể được nhận ra nhờ dấu hiệu xuất hiện kết tủa, hoà tan kết tủa, thay đổi màu sắc. - Trong dung dịch, các ion kim loại chuyển tiếp đều tạo phức chất aqua, hầu hết có dạng hình học bát diện. Các phối tử trong phức chất có thể bị thay thế một phần hoặc thay thế hoàn toàn bởi các phối tử khác. - Phức chất có ứng dụng trong y học, công nghiệp hóa chất.
Câu 1. Cấu hình electron của Fe2+ là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 . B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 . C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6 . D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2 . Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có phân lớp 3d chưa bão hoà. B. Tất cả các nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất đều là kim loại. C. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm B, chu kì 4 đều là nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất. D. Tất cả các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều là kim loại nặng. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại nhóm IA và nhóm IIA. B. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá. C. Tất cả hợp chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có màu. D. Cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có phân lớp 4s đã bão hoà. Câu 4. Hãy chỉ ra phối tử và nguyên tử trung tâm trong phức chất [Zn(OH)4] 2- và [PtCI2(NH3)2]. Đáp án: Phức chất Phối tử Nguyên tử trung tâm [Zn(OH)4] 2- OH− Zn2+ [PtCl2(NH3)2] Cl− , NH3 Pt2+ Câu 5. Xét phản ứng sau: [PtCI4] 2- + 2NH3 [PtCI2(NH3)2] + 2CI- . Hãy cho biết trong phản ứng trên có bao nhiêu phối tử Cltrong phức chất [PtCI4] 2- đã bị thế bởi phối tử NH3. Đáp án: Dựa vào phương trình hoá học thấy có 2 phối tử Cl− trong phức chất [PtCl4]2- đã bị thế bởi phối tử NH3. Câu 6. Hãy cho biết dạng hình học có thể có của phức chất có công thức tổng quát [ML4] (bỏ qua điện tích của phức chất). Đáp án: Phức chất [ML4] có 4 phối tử L nên có dạng tứ diện hoặc dạng vuông phẳng. Câu 7. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào AgCI thu được phức chất [Ag(NH3)2]+. Hãy cho biết dấu hiệu chứng tỏ phản ứng tạo phức chất [Ag(NH3)2] + xảy ra. Đáp án: Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng tạo phức chất: Kết tủa tan dần thu được dung dịch trong suốt.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 8 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 8 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối nguyên tố nào sau đây? A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 2. Dãy kim loại nào sau đây thuộc loại kim loại chuyển tiếp thứ nhất? A. Co, V, K. B. Fe, Sc, Al. C. Cr, Mn, Ni. D. Cu, Zn, Ag. Câu 3. Sắt được sử dụng để sản xuất nam châm trong các máy phát điện và nhiều thiết bị điện (loa, chuông, ti vi, máy tính, điện thoại,...) dựa trên tính chất nào sau đây? A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo. D. Tính nhiễm từ. Câu 4. Nguyên tử manganese có số oxi hoá +4 trong hợp chất nào sau đây? A. KMnO4. B. K2MnO4. C. MnO2. D. MnSO4. Câu 5. Nguyên tử Cr có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d5 4s1 . Trong phản ứng hóa học, khi nguyên tử Cr nhường đi 3 electron để tạo thành ion Cr3+ , số electron còn lại trên phân lớp 3d là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 6. Cho phát biểu "Nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất tạo nhiều hợp chất mà trong đó chúng có các số oxi hoá dương khác nhau, đó là do nguyên tố này có...(1)... và nguyên tử của chúng có...(2)...." Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là: A. độ âm điện bé, nhiều electron hoá trị. B. độ âm điện lớn, nhiều electron hoá trị. C. điện tích hạt nhân lớn, bán kính bé. D. bán kính bé, điện tích hạt nhân lớn. Câu 7. Chuẩn độ dung dịch Fe2+ trong môi trường acid bằng dung dịch KMnO4. Kết quả sẽ không phù hợp nếu nồng độ dung dịch Fe2+ khá lớn ( > 0,500M). Điều này là do A. tiêu tốn một lượng dung dịch KMnO4 quá lớn. B. tại điểm trong dương, dung dịch có màu vàng đậm. C. Fe2+ dễ bị oxi hoá bởi oxygen của không khi D. Fe2+ sẽ bị oxi hoá tiếp bởi KMnO4. Câu 8. Dung dịch FeCl3 có môi trường acid do sự thủy phân của ion Fe3+ theo phản ứng đơn giản hóa: Fe3+ (aq) + H2O (l) [Fe(OH)]2+ (aq) + H+ (aq) Ka = 10-2,19 Gía trị pH của dung dịch FeCl3 0,1 M là A. 2,19. B. 1,66. C. 0,22. D. 1,22. Câu 9. Trong phân tử phức chất [Ag(NH3)2]OH, nhóm NH3 được gọi là A. phối tử. C. chất oxi hoá. B. acid. D. nguyên tử trung tâm. Câu 10. Điện tích của phức chất [PtCl4] 2– và [Fe(CO)5] lần lượt là A. +2 và +5. B. +2 và 0. C. –1 và 0. D. –2 và 0. Câu 11. Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được phức chất [Al(OH)3(H2O)3]. Dấu hiệu chứng tỏ có sự tạo thành phức chất [Al(OH)3(H2O)3] là A. đổi màu kết tủa. B. hoà tan kết tủa. C. đổi màu dung dịch. D. tạo thành kết tủa. Câu 12. Hòa tan copper(II) sulfate khan trong cốc nước nóng để thu được dung dịch bão hòa (dung dịch X). Để yên dung dịch X sau một thời gian ở nhiệt độ phòng thì xuất hiện chất rắn (chất Y) trong cốc. (a) Copper(II) sulfate và chất Y đều là hợp chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. (b) Quá trình thu chất Y là quá trình oxi hóa dung dịch bởi oxygen trong không khí. (c) Chất Y là một phức chất. (d) Chất Y ở dạng tinh thể trong suốt và không màu.
Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13. Chọ phát biểu đúng nhất về dạng hình học có thể có của phức chất có dạng tổng quát [ML4]? A. Tứ diện. B. Bát diện. C. Vuông phẳng. D. Tứ diện hoặc vuông phẳng. Câu 14. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: AgNO3 (s) 2 (1) ⎯⎯⎯→ +H O [Ag(OH2)4] + (aq) 3 ddNH (2) ⎯⎯⎯⎯→ + Ag2O (s) (màu trắng) ( không màu) ( màu đen) Ag2O (s) 3 dd (3) ⎯⎯⎯⎯→ + NH [Ag(NH3)2] + (aq) (4) ⎯⎯⎯→ +KCN [Ag(CN)2] - (aq) (màu đen) (không màu) (không màu) Những phản ứng có sự tạo thành phức chất là A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các phối tử trong phức chất chỉ có thể bị thế một phần bởi các phối tử khác. B. Các phối tử trong phức chất chỉ có thể bị thế tất cả bởi các phối tử khác. C. Tất cả các phức chất aqua đều kém tan trong nước. D. Phức chất được dùng làm thuốc chữa bệnh ung thư với tên gọi thương phẩm là cisplatin có công thức hoá học là [PtCl2(NH3)2]. Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng về phức chất? A. Phức chất đơn giản thường có một nguyên tử trung tâm liên kết với các phối tử bao quanh. B. Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích. C. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết ion. D. K PtCl 2 4   hoặc anion   2 PtCl4 − đều được xếp vào loại phức chất. EDTA là một phối tử có thể tạo phức bát diện đơn nhân với hầu hết các cation kim loại bắng cách tạo 6 liên kết sigma. Với nguyên tử trung tâm. Tỉ lệ mol của phối tử và nguyên tử trung tâm là 1 : 1 (Dùng cho câu 17 và 18) Câu 17. Số nguyên tử nitrogen có trong phức chất tạo bởi giữa Ni2+ với EDTA là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 18. Điện tích của phức tạo bởi giữa Ni2+ với EDTA là A. +2. B. -2. C. +4. D. -4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Theo IUPAC, nguyên tố chuyển tiếp là những nguyên tố có phân lớp d chưa được xếp (hoặc điền) đầy electron ở trạng thái nguyên tử hoặc ở trạng thái ion. a. Calcium không phải là nguyên tố chuyển tiếp do không có phân lớp d trong cấu hình electron của nguyên tử. b. Nguyên tố có Z = 30 là nguyên tố chuyển tiếp. c. Nguyên tố có Z = 29 không phải là nguyên tố chuyển tiếp. d. Nguyên tố chuyển tiếp có tính kim loại nên còn được gọi là nguyên tố kim loại chuyển tiếp.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.