Content text KHA-2019-196089.pdf
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN TIỀN TỆ - KHO QUỸ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ 1.1. Công chức tại bộ phận Tiền tệ - Kho quỹ Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh, thành phố 1.1.1. Khái niệm công chức tại bộ phận Tiền tệ - Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” Công chức có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích phân loại Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân thành loại A, loại B, loại C và loại D, cụ thể như sau: - Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; - Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; - Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc
tương đương; - Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Từ khái niệm trên có thể định nghĩa công chức tại bộ phận Tiền tệ - Kho quỹ Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố là công chức Nhà nước, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, công tác an toàn kho quỹ của ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố. Theo quy định của NHNN Việt Nam, công chức tại bộ phận TTKQ NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố bao gồm: - Trưởng phòng: Là công chức lãnh đạo, quản lý, tham mưu cho Lãnh đạo Chi nhánh về các mảng công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng Tiền tệ - Kho quỹ như: thực hiện việc cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho các TCTD và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; Quản lý bảo quản an toàn quỹ dự trữ phát hành và quỹ nghiệp vụ phát hành tại Chi nhánh; Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý tiền tệ, kho quỹ, công tác đấu tranh chống tiền giả, thu giữ tiền giả, giám định tiền - Phó trưởng phòng: Là công chức lãnh đạo, quản lý, giúp Trưởng phòng chỉ đạo thực hiện một số mảng công việc theo phân công: thực hiện việc cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho các TCTD và KBNN trên địa bàn; Quản lý bảo quản an toàn quỹ dự trữ phát hành và quỹ nghiệp vụ phát hành tại Chi nhánh; Kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành chế độ an toàn kho quỹ của các TCTD, các tổ chức có hoạt động ngân hàng trên địa bàn; Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, báo cáo thống kê kho quỹ; công tác quản lý tiền tệ, kho quỹ; công tác đấu tranh chống tiền giả, thu giữ tiền giả, giám định tiền. - Chuyên viên thống kê: Là công chức thực hiện công tác báo cáo thống kê về tiền tệ - kho quỹ - Chuyên viên Tiền tệ - Kho quỹ: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ, thực
hiện công tác quản lý tiền tệ - kho quỹ như triển khai cơ chế chính sách đén các TCTD và các đơn vị có liên quan trên địa bàn để thực hiện. - Thủ kho: Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện việc xuất nhập tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý khác tại kho Quỹ Dự trữ phát hành, mở sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tiền, từng loại tài sản; thực hiện sắp xếp tiền mặt, tài sản trong kho quỹ Dự trữ phát hành, tham gia kiểm kê tài sản trong kho theo định kỳ, đột xuất; Thực hiện các biện pháp phòng chống lũ lụt, hỏa hoạn, ẩm mốc,...trong kho; Quản lý chìa khóa kho và thiết bị an toàn. - Thủ quỹ: Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện việc xuất nhập tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý khác tại Quỹ Nghiệp vụ phát hành; Hướng dẫn khách hàng thực hiện quy trình nghiệp vụ kho quỹ; Thực hiện công tác báo cáo, thống kê. - Kiểm ngân: Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ kiểm đếm, phân loại, đóng gói, tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý khác tại quầy giao dịch và trong kho nghiệp vụ; hướng dẫn khách hàng chấp hành đúng quy định thu chi tiền, chứng kiến kiểm đếm khi khách hàng nhận tiền. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công chức tại bộ phận Tiền tệ - Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố Theo quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, công chức tại bộ phận Tiền tệ - Kho quỹ NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố có chức năng và nhiệm vụ sau: “- Chức năng thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trung ương”: + Thực hiện xuất nhập tiền mặt, kiểm soát số liệu chứng từ thu, chi tiền mặt hàng ngày trên máy tính, đảm bảo thu, chi tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ phát hành NHNN đúng chế độ. + Tổng hợp tình hình sử dụng, thanh toán tiền mặt, lưu thông tiền tệ của các TCTD trên địa bàn.