Content text ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN HOÁ HỌC.docx
ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN HOÁ HỌC 1. Định hướng thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo 1 1.1. Mục đích tổ chức thi - Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. - Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục. - Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. 1.2. Đối tượng dự thi Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. 1.3. Nội dung thi: Bám sát nội dung của Chương trình GDPT 2018. 1.4. Hình thức thi: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. 1.5. Môn thi: Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn và môn Toán; thi tự chọn 02 trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). 1.6. Thời gian tổ chức thi Kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Định hướng về nội dung và cấu trúc bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hoá học 1 Theo Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT về việc Phê duyệt “Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành ngày 28/11/2023.
2.1. Nội dung bài thi: chủ yếu là nội dung kiến thức lớp 12, một phần nội dung kiến thức lớp 11 và lớp 10. Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. 2.2. Cấu trúc bài thi: Bài thi gồm 3 phần. Phần I gồm 18 câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Phần II gồm 4 câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm đúng sai. Phần III gồm 6 câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. 3. Định dạng câu hỏi thi tốt nghiệp THPT môn Hoá học và một số lưu ý khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Hoá học 3.1. Định dạng câu hỏi: Các phần của bài thi có định dạng câu hỏi khác nhau. * Câu hỏi ở phần I: Mỗi câu hỏi cho 4 phương án, thí sinh chọn 1 phương án đúng. Mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm. Ví dụ: Câu 1. Chất nào sau đây không tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử? A. . B. . C. HF. D. . Câu 2. Theo thuyết Liên kết hoá trị, liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là A. liên kết ion. B. liên kết cho - nhận. C. liên kết hydrogen. D. tương tác van der Waals. Câu 3. Hoà tan copper(II) sulfate khan trong cốc nước nóng để thu dung dịch bão hoà (dung dịch X). Để yên dung dịch X sau một thời gian ở nhiệt độ phòng thì xuất hiện chất rắn (chất Y) trong cốc. Cho các phát biểu sau đây: (1) Copper(II) sulfate và chất Y đều là hợp chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. (2) Quá trình thu chất Y là quá trình oxi hoá dung dịch bởi oxygen trong không khí. (3) Chất Y là một phức chất. (4) Chất Y ở dạng tinh thể trong suốt và không màu. Số phát biểu đúng là A. 1 . B. 2. C. 3. D. 4. * Câu hỏi ở phần II: Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý thí sinh chọn đúng hoặc sai. Trong đó, điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. + Thí sinh chỉ chọn chính xác 01 ý trong 01 câu hỏi thì được 0,1 điểm; + Thí sinh chỉ chọn chính xác 02 ý trong 01 câu hỏi thì được 0,25 điểm; + Thí sinh chỉ chọn chính xác 03 ý trong 01 câu hỏi thì được 0,5 điểm;
+ Thí sinh chọn chính xác cả 04 ý trong 01 câu hỏi thì được 1 điểm. Ví dụ: Câu 1. Dung dịch A gồm 2Fe,H và 24SO trong nước. Tiến hành chuẩn độ ion 2Fe trong dung dịch A bằng dung dịch thuốc tím đã biết nồng độ. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai? a. Phương trình hoá học của phản ứng diễn ra trong thí nghiệm trên là: 232425FeMnO8H5FeMn4HOaqaqaqaqaql b. Để tiến hành chuẩn độ, dung dịch chứa ion 2Fe được cho vào burette, dung dịch thuốc tím được cho vào bình tam giác. c. Quá trình chuẩn độ cần sử dụng chất chỉ thị màu là phenolphtalein. d. Thời điểm kết thúc chuẩn độ là khi hỗn hợp phản ứng có dư một vài giọt dung dịch A . Câu 2. Theo IUPAC, nguyên tố chuyển tiếp là những nguyên tố có phân lớp d chưa được xếp (hoặc điền) đầy electron ở trạng thái nguyên tử, hoặc ở trạng thái ion. Mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai? a. Calcium 20Z không phải là nguyên tố chuyển tiếp do không có phân lớp d trong cấu hình electron của nguyên tử. b. Nguyên tố có Z30 là nguyên tố chuyển tiếp. c. Nguyên tố có 29Z không phải là nguyên tố chuyển tiếp. d. Dãy nguyên tố chuyển tiếp cũng chính là dãy kim loại chuyển tiếp trong bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. * Câu hỏi ở phần III: Thí sinh viết vào các ô tương ứng với đáp án của mình. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Ví dụ: Câu 1. Biết rằng hoá trị của nguyên tố nitrogen N trong phân tử 3HNO bằng tổng số liên kết và liên kết mà nguyên tử N tạo thành khi liên kết với các nguyên tử xung quanh. Trong phân tử 3HNO , nguyên tử N không liên kết với nguyên tử H mà liên kết với ba nguyên tử O. Từ đó viết được công thức Lewis phù hợp của phân tử 3HNO . Hoá trị của nguyên tố nitrogen trong phân tử 3HNO là bao nhiêu? Câu 2. Hoà tan 0,422 gam mẫu khoáng vật X của sắt trong dung dịch sulfuric acid (dư) sao cho tất cả lượng sắt có trong khoáng vật đều chuyển thành 2Fe , thu được dung dịch A . Chuẩn độ 2Fe trong dung dịch A bằng chất chuẩn là dung dịch thuốc tím 4KMnO 0,040M . Khi đã sử dụng 13,50 mL thì phản ứng vừa qua điểm tương đương. Biết chỉ có 2Fe trong dung dịch A tác dụng
được với thuốc tím. Phần trăm theo khối lượng của nguyên tố sắt có trong mẫu khoáng vật là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười). 3.2. Một số lưu ý khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Hoá học - Làm từ phần đơn giản đến phần phức tạp: Trước tiên nên làm Phần I. - Nên làm câu hỏi lí thuyết trước, câu hỏi có tính toán sau. - Với câu hỏi Phần II: + Đọc, phân tích kĩ mỗi ý trong cùng câu hỏi. + Chú ý mối liên hệ giữa các ý trong cùng câu hỏi. - Với câu hỏi tính toán ở Phần III: chú ý yêu cầu làm tròn số của câu hỏi để bảo đảm đáp án không quá 4 kí tự. Chẳng hạn: + Với kết quả tính được là 26,567 và nếu yêu cầu làm tròn số của câu hỏi là "Làm tròn kết quả đến hàng phần mười" thì kết quả cuối cùng là 26,6. Từ đó, kết quả điền vào ô tương ứng trong Phiếu trả lời là: 2 6 , 6 + Với kết quả tính được là 2,6567 và nếu yêu cầu làm tròn số của câu hỏi là "Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm" thì kết quả cuối cùng là 2,66. Từ đó, kết quả điền vào ô tương ứng trong Phiếu trả lời là: 2 , 6 6 - Dành thời gian để rà soát lại tất cả các câu hỏi đã làm.