Content text Bài 11: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Bài 11: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ I. Vi phạm pháp luật 1. Khái niệm VPPL là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. Dấu hiệu Không phải hành vi trái pháp luật nào cũng là VPPL. Hành vi nào đáp ứng đủ 4 dấu hiệu mới là hành vi VPPL. 2.1. Hành vi xác định của con người Không phải là suy nghĩ, tư tưởng. Hành vi mới là phạm vi điều chỉnh của PLuật. Suy nghĩ và tư tưởng nằm ngoài PL. Hành vi: là yếu tố biểu hiện ra bên ngoài dưới sự kiểm soát của lý trí, là hoạt động có nhận thức của con người. 2.2. Hành vi trái pháp luật Trái pháp luật: ngược lại những gì pháp luật quy định. Hành vi trái pháp luật thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động 2.3. Hành vi trái pháp luật này có lỗi Khái niệm: Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra hoặc nguy cơ gây ra hậu quả do chủ thể gây ra. Căn cứ xác định: - Lý trí: Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; - Ý chí: Khả năng lựa chọn hành vi Loại trừ các tình huống bất khả kháng và phòng vệ chính đáng. 2.4. Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện Khái niệm: khả năng chịu trách nhiệm (hậu quả bất lợi) của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. Căn cứ xác định: (cá nhân) - Độ tuổi; - Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; - Các yếu tố khác... 3. Cấu thành VPPL Mô hình cấu thành VPPL để phân biệt giữa các tội danh gần nhau, khó phân biệt. 3.1. Mặt khách quan của VPPL Khái niệm: Là những biểu hiện bên ngoài của VPPL mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan; Các yếu tố: - Hành vi trái pháp luật dạng hành động hoặc không hành động; - Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra: thiệt hại vật chất hoặc tinh thần (hoặc đe dọa gây thiệt hại nếu hành vi đó không được ngăn chặn kịp thời);
- Mối quan hệ nhân - quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại; Phải chứng minh được mqh nhân quả để buộc tội hành vi trái PL. - Các yếu tố khác: thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm... VD: A đi ngược chiều gây tai nạn làm gãy chân nạn nhân, vì kẹt xe không đưa đi cấp cứu được nên hậu quả là chết. Vậy mqh nhân quả là A đi ngược chiều dẫn đến cái chết của nạn nhân hay A đi ngược chiều dẫn đến gãy chân nạn nhân? Tùy thuộc vào đánh giá của cơ quan chức năng dựa trên cấp độ lỗi tình hình thực tế, A có thể bị buộc tội gây thương tích hoặc gây tai nạn chết người, nhưng kẹt xe là nguyên nhân khách quan không thể kiểm soát được nên có thể được xem xét giảm án. 3.2. Mặt chủ quan của VPPL Khái niệm: là yếu tố phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. Các yếu tố: - Lỗi; - Động cơ; - Mục đích. Các hình thức lỗi Cố ý trực tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm và có khả năng gây thiệt hại cho XH và mong muốn cho hậu quả xảy ra; đâm người đến chết Cố ý gián tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm và có khả năng gây thiệt hại cho XH nhưng có ý để mặc cho hậu quả xảy ra; không mong muốn hậu quả chết người, nhưng chấp nhận để hậu quả xảy ra. Cố ý: lý trí giống nhau, ý chí khác nhau. Gián tiếp được xét ít nguy hiểm hơn trực tiếp. Vô ý vì quá tự tin: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm và có khả năng gây thiệt hại cho XH nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lái xe quá tốc độ, gây tai nạn giao thông Vô ý do cẩu thả: Do khinh suất, cẩu thả nên chủ thể không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm mặc dù có thể và cần phải thấy trước. Bác sĩ mổ để quên dụng cụ trong cơ thể bệnh nhân, gây hậu quả chết người. Vô ý: cả lý trí và ý chí đều khác nhau. Loại lỗi Lý trí Ý chí Cố ý trực tiếp Biết trước nguy hiểm Mong muốn hậu quả xảy ra Cố ý gián tiếp Biết trước nguy hiểm Bỏ mặc hậu quả Vô ý vì quá tự tin Thấy trước khả năng gây thiệt hại Hi vọng hậu quả không xảy ra Vô ý do cẩu thả Không nhận thức hành vi nguy hiểm Không biết hậu quả sẽ xảy ra
Động cơ, mục đích chỉ cố ý mới có động cơ và mục đích Động cơ: là yếu tố thúc đẩy chủ thể thực hiện VPPL (ví dụ: động cơ trả thù, đê hèn, ganh tỵ, đua đòi, ghen tuông...); Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể VPPL mong muốn đạt được (dục vọng, tài sản, tính mạng, thương tích...) 3.3. Chủ thể của VPPL Khái niệm: Là cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý: khả năng chịu trách nhiệm của chủ thể. Đối với cá nhân thường căn cứ vào: Độ tuổi; Khả năng nhận thức; Các yếu tố khác. 3.4. Khách thể của VPPL Khái niệm: Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và bị hành vi VPPL xâm hại tới. Ví dụ: Quan hệ trong trật tự quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; Quan hệ sở hữu;... 4. Phân loại vi phạm pháp luật: Căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm, có 4 loại: - Vi phạm hình sự: tức là tội phạm, là hành vi nguy hiểm, trái PL hình sự, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. - Vi phạm hành chính: là hành vi trái pháp luật hành chính, nguy hiểm nhưng chưa đến mức bị coi là tội phạm. - Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm các quan hệ về tài sản, nhân thân được pháp luật dân sự bảo vệ. - Vi phạm kỷ luật: là những hành vi có lỗi, trái PL, kỷ luật của đơn vị, cơ quan. II. Trách nhiệm pháp lý 1. Khái niệm Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể VPPL, trong đó nhà nước thông qua các cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính trừng phạt được quy định trong bộ phận chế tài của QPPL và chủ thể VPPL phải gánh chịu hậu quả bất lợi. 2. Đặc điểm - Cơ sở thực tế của TNPL là VPPL. - TNPL gắn liền hậu quả bất lợi. - Cơ sở pháp lý của TNPL là VBADPL có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - TNPL liên quan mật thiết đến cưỡng chế nhà nước. 3. Phân loại Tương ứng với 04 loại VPPL có 04 loại TNPL, gồm: –Trách nhiệm hình sự –Trách nhiệm hành chính –Trách nhiệm dân sự –Trách nhiệm kỷ luật 1 hành vi chỉ xử phạt 1 VPPL. 1 hành vi VPPL có thể đồng thời xâm hại 1 hoặc nhiều khách thể, vì vậy, chủ thể có thể phải gánh chịu 1 hoặc nhiều loại TNPL.
Nếu đã gánh chịu trách nhiệm hình sự thì không phải gánh chịu trách nhiệm hành chính và ngược lại vì đều là trách nhiệm của chủ thể vi phạm trước nhà nước. Phân tích các yếu tố cấu thành VPPL: 1. Mặt khách quan: Sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau: - Hành vi trái pháp luật - Hậu quả của hành vi do hành vi trái pháp luật gây ra: có hậu quả thực tế/không có hậu quả thực tế - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả xảy ra: + Nếu tình huống có hậu quả thực tế: nhấn mạnh lại là việc hậu quả xảy ra nêu trên là do hành vi trái pháp luật gây ra... + Nếu tình huống không có hậu quả thực tế: nhấn mạnh dù không có hậu quả thực tế nhưng vẫn tồn tại nguy hại cho xã hội - Ngoài ra còn có: thời gian, phương tiện, địa điểm, công cụ Trong quá trình làm bài sinh viên bắt buộc trình bày đầy đủ 3 yếu tố cơ bản của Mặt khách quan đó là hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả! 2. Khách thể: Sinh viên phải chỉ ra mối quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ bị hành vi trái pháp luật xâm hại. - Quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người, quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe bởi Nhà nước của con người. - Quan hệ tài sản: quan hệ về quyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được Nhà nước bảo vệ - Quy định quản lý hành chính nhà nước 3. Mặt chủ quan: sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau: - Lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi: xác định lỗi + Cố ý trực tiếp: nhận thấy hậu quả - tiếp tục thực hiện, mong muốn hậu quả xảy ra + Cố ý gián tiếp: nhận thấy hậu quả - không mong muốn, để mặc hậu quả xảy ra + Vô ý do quá tự tin: nhận thấy hậu quả - tự tin, hy vọng hậu quả không xảy ra + Vô ý do cẩu thả: không nhận thấy trước hậu quả - dù cần phải nhận thấy trước hậu quả Trường hợp tình tiết đưa ra không đủ để phân tích sâu hơn thì chỉ cần xác định là lỗi cố ý hay vô ý. Lưu ý: phần bắt buộc phải xác định trong Mặt chủ quan đó là lỗi - Động cơ: cái thúc đẩy chủ thể thực hiện - Mục đích: kết quả chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm PL. Về mục đích, động cơ vi phạm không yêu cầu sinh viên nhất thiết phải phân tích tìm ra. 4. Chủ thể: sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau: Chủ thể thực hiện có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý: - Cá nhân (đủ tuổi, trí óc bình thường); - Tổ chức