Content text bài 13 DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ - CD.pdf
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (mỗi câu chỉ chọn 1 phương án đúng). Câu 1. Quần thể là một tập hợp cá thể ... A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định D. cùng loài, cùng khu phân bố ổn định, tồn tại trong một khoảng thời gian xác định và có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ Câu 2. Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là A. môi trường sống B. ngoại cảnh C. nơi sinh sống của quần thể D. ổ sinh thái Câu 3. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây trong vườn. B. Cây cỏ ven bờ hồ. C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. D. Đàn cá rô trong ao. Câu 4. Cho nội dung sau nói về quần thể: (1) Quần thể là tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố. (2) Về mặt di truyền có thể chia quần thể thành 2 nhóm: quần thể tự phối và quần thể giao phối. (3) Mỗi quần thể có khu phân bố xác định và luôn luôn ổn định. (4) Quần thể tự phối thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. Có bao nhiêu nội dung đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5. Vốn gene của quần thể là tập hợp của tất cả A. Các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định. B. Các kiểu gene trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. Các allele của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. D. Các gene trong quần thể tại một thời điểm xác định Câu 6. Vốn gene của một quần thể không thay đổi qua nhiều thế hệ. Điều nào là cần thiết để hiện tượng trên xảy ra? A. Đột biến không xảy ra. B. Quần thể đạt cân bằng di truyền. C. Quần thể cách li với các quần thể khác. D. Không xảy ra các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 7. Tần số allele là: A. Tập hợp tất cả các allele trong quần thể B. Tỷ lệ số lượng allele đó trên tổng số lượng các loại allele trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. Tỷ lệ số lượng allele đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gene đó trong quần thể D. Tỉ lệ giữa số bản sao allele đó trên tổng số bản sao của các allele thuộc một gene có trong quần thể Câu 8. Tần số kiểu gene là: A. Tập hợp tất cả các kiểu gene trong quần thể B. Tỷ lệ số cá thể có kiểu gene đó trên tổng số lượng các loại kiểu gene trong quần thể tại một thời điểm xác định. BÀI 13: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
B. Sự mất ổn định của tần số allele trong quần thể. C. Sự ổn định của tần số allele trong quần thể. D. Trạng thái cân bằng của quần thể. Câu 17. Ý nghĩa nào dưới đây không phải của định luật Hardy - Weinberg: A. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở tiến hóa B. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gene và tần số tương đối của các allele từ tỉ lệ kiểu hình. C. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định trong thời gian dài. D. Từ tỉ lệ các cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra tần số của allele đột biến trong quần thể. Câu 18. Bản chất của định luật Hardy - Weinberg là: A. Tần số tương đối của các allele ở mỗi gene không đổi. B. Tần số tương đối của các kiểu hình không đổi. C. Sự giao phối tự do và ngẫu nhiên. D. Tần số tương đối của các kiểu gene không đổi. Câu 19. Khi nói về điều kiện nghiệm đúng của Định luật Hardy - Weinberg số nội dung đúng: (1) Quần thể có số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên. (2) Quần thể có nhiều kiểu gene, mỗi gene có nhiều allele tương ứng. (3) Các kiểu gene có sức sống và độ hữu thụ ngang nhau. (4) Không có đột biến phát sinh hoặc nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch. (5) Không có di - nhập gene giữa các quần thể. (6) Chọn lọc tự nhiên luôn xảy ra. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 20. Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hardy - Weinberg là: A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể. B. Có thể xác định tần số tương đối của các kiểu gene và các allele từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể. C. Khẳng định sự duy trì những đặc điểm đã đạt được trong tiến hóa cũng quan trọng không kém sự phát sinh các đặc điểm mới và sự biến đổi các đặc điểm đã có. D. Cơ sở để giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài. Câu 21. Một quần thể cân bằng Hardy - Weinberg. Tần số kiểu gene dị hợp lớn nhất khi nào? A. Khi tần số allele trội bằng tần số allele lặn. B. Khi tần số allele trội gần bằng 1 và tần số allele lặn gần bằng 0. C. Khi tần số allele trội gần bằng 0 và tần số allele lặn gần bằng 1. D. Khi tần số allele trội bằng 2 lần tần số allele lặn. Câu 22. Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là A. Sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gene khác nhau. B. Sự tự phối làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm. C. Qua nhiều thế hệ tự phối các gene ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp D. Qua nhiều thế hệ tự phối, kiểu gene đồng hợp có cơ hội biểu hiện nhiều hơn. Câu 23. Trong các quần thể thực vật, quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ không dẫn đến kết quả nào sau đây? A. Làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gene khác nhau. B. Làm cho các cặp gene allele ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp. C. Làm giảm tỉ lệ kiểu gene đồng hợp trội, tăng tỉ tỉ lệ kiểu gene đồng hợp lặn. D. Làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gene dị hợp. Câu 24. Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây sai ? A. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau về kiểu gene. B. Qua các thế hệ tự thụ phấn, các allele lặn trong quần thể có xu hướng được biểu hiện ra kiểu hình
C. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì tần số các allele trong quần thể tự thụ phấn không thay đổi qua các thế hệ D. Quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể giao phấn Câu 25. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì A. Các gene lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp B. Tập trung các gene trội có hại ở thế hệ sau C. Các gene lặn đột biến có hại bị các gene trội át chế trong kiểu gene dị hợp D. Xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại Câu 26. Khi nói về quần thể tự phối, phát biểu nào sau đây không đúng: A. Quần thể phân hóa thành các dòng thuần. B. Chọn lọc từ các quần thể thường kém hiệu quả C. Số thể đồng hợp tăng, dị hợp giảm. D. Quần thể đa dạng về kiểu gene, kiểu hình Câu 27. Điều luật cấm kết hôn gần dựa trên cơ sở di truyền nào: A. Ngăn cản tổ hợp allele trội làm thoái hóa giống. B. Hạn chế dị tật do allele lặn gậy ra. C. Đảm bảo luân thường đạo lý làm người. D. Thực hiện thuần phong mỹ tục của dân tộc. Câu 28. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng: A. Giảm dần kiểu gene đồng hợp tử trội, tăng dần kiểu gene đồng hợp tử lặn. B. Giảm dần kiểu gene đồng hợp tử lặn, tăng dần kiểu gene đồng hợp tử trội. C. Giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử, tăng dần tỉ lệ dị hợp tử. D. Tăng dần kiểu gene đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ dị hợp tử. Câu 29. Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống. B. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các allele lặn, giảm tần số của các allele trội. C. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gene khác nhau. D. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên. Câu 30. Nếu một quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể sẽ biến đổi như thế nào? A. Tân số allele thay đổi theo hướng làm tăng allele trội và giảm allele lặn, nhưng tần số kiểu gene không thay đổi. B. Tần số allele không thay đổi nhưng tần số kiểu gene thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ đồng hợp và tăng tỉ lệ dị hợp. C. Tân số allele thay đổi theo hướng làm tăng allele lặn và giảm allele trội, nhưng tần số kiểu gene không thay đổi. D. Tân số allele không thay đổi nhung tần số kiểu gene thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ đồng hợp. Câu 31. Khi nói về quần thể tự phối, có các phát biểu sau: (1) Các cá thể trong quần thể không có mối quan hệ với nhau. (2) Vốn gene của quần thể bị phân thành những dòng thuần. (3) Tần số allele sẽ được thay đổi qua các thế hệ. (4) Số cá thể dị hợp tăng, số cá thể đồng hợp giảm. (5) Quần thể một loài thực vật ban đầu có cấu trúc 0,2AA + 0,8Aa = 1, sau một thế hệ tự thụ phấn kiểu gene đồng hợp chiếm 50%. Số phát biểu đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4