Content text Chủ đề 3. Bài 1. Đồ gốm sứ trong gia đình.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH VÀ ĐỒ VẬT THÂN QUEN MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: - Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được một số cách tạo sản phẩm mĩ thuật hội họa, đồ họa, điêu khắc. - Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D về đề tài gia đình. - Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Chỉ ra được yếu tố, nguyên lí tạo hình được sử dụng trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật 2D và 3D; chia sẻ được nét đẹp và tình cảm, tình yêu thương trong mỗi gia đình. BÀI 1: ĐỒ GỐM, SỨ TRONG GIA ĐÌNH (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Chỉ ra được cách tạo hình, trang trí đồ vật theo hình thức sản phẩm gốm, sứ. - Tạo và trang trí được mô hình đồ gốm sứ trong gia đình bằng đất nặn. - Chỉ ra được đặc điểm của sản phẩm thủ công mĩ nghệ qua các đồ vật bằng gốm, sứ. - Chia sẻ được nét đẹp và giá trị của làng nghề thủ công truyền trong cuộc sống. 2. Năng lực Năng lực chung:
2 - Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo. - Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt. Năng lực riêng: - Nhận biết được: đặc điểm của sản phẩm thủ công mĩ nghệ. 3. Phẩm chất - Trân trọng, giữ gìn nét đẹp và giá trị của làng nghề thủ công truyền trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, Giáo án Mĩ thuật 5 (Bản 1). - Ảnh và sản phẩm gốm sứ trong gia đình. 2. Đối với học sinh - SGK Mĩ thuật 5 (Bản 1). - Vở bài tập Mĩ thuật 5 (Bản 1). - Đất nặn, dụng cụ nặn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số đồ vật được dùng để trang trí trong gia đình em. - HS quan sát hình ảnh và lắng nghe GV nêu câu hỏi.
3 - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp ý kiến và nêu ví dụ về một số đồ vật được dùng để trang trí trong gia đình: + Tranh treo tường. + Đèn chùm pha lê. + Kệ sách trang trí. + Bình hoa, ấm chén bằng đồ gốm, sứ. +…. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Đồ gốm, sứ dùng trong gia đình có thiết kế tinh tế và vẻ đẹp hài hòa, khơi dậy cảm và làm bừng sáng không gian gia đình. Vậy, các em có biết làm thế nào để tạo hình, trang trí đồ vật theo hình thức sản phẩm gốm, sứ trong gia đình? Đâu là các đặc điểm của sản phẩm thủ công mĩ nghệ qua các đồ vật bằng gốm, sứ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Đồ gốm sứ trong gia đình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá Khám phá hình dáng và cách trang trí đồ gốm sứ trong - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, ghi nhớ, chuẩn bị vào bài mới.
4 gia đình a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình ảnh, thảo luận và chia sẻ về tên gọi, hình khối, màu sắc, họa tiết trang trí của các sản phẩm gốm sứ trong gia đình. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu và yêu cầu HS quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.26 và các hình ảnh, video khác về đồ gốm sứ trong gia đình do GV chuẩn bị: - HS quan sát hình ảnh, video.