Content text BAI 6- TINH THEO PTHH - TIET 1.pdf
Sở GD&ĐT:.................................................... Trường:.......................................................... Giáo viên:........................................................ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết: - Cách tìm được khối lượng chất tham gia qua PTHH. - Cách tìm được khối lượng sản phẩm qua PTHH. 2. Kĩ năng: a) Năng lực chung Tự chủ và tự học: - Chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung bài học. - Tự giác, có trách nhiệm trong việc hoàn thành các câu hỏi, bài tập về nhà. Giao tiếp và hợp tác: - Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các nội dung liên quan đến bài học. - Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập dưới dạng các trò chơi sáng tạo. b) Năng lực Khoa học tự nhiên - Hiểu và thực hiện được các nội dung bài học theo kiến thức sách giáo khoa. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải được các câu hỏi, bài tập mà GV đưa ra. 3. Phẩm chất:
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Khoa học tự nhiên. - Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. - Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. - Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. - Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tự giác: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Bộ trình chiếu Powerpoint: máy chiếu, bản mềm powerpoint. - Giấy khổ lớn hoặc bảng để học sinh hoạt động nhóm. - Bộ phiếu đáp án dùng cho hoạt động “Vượt chướng ngại vật”. Trạm CALCIUM Câu 1: Nung đá vôi (CaCO3), thu được vôi sống ( Calcium oxide :CaO) và khí carbon dioxide (CO2). Hãy tính khối lượng vôi sống (CaO) thu được khi nung 50g đá vôi (CaCO3). Trạm ALUMINIUM Câu 1: Đốt cháy bột Aluminium cần dùng 7,437 lít khí oxygen ở đkc, người ta thu được Aluminium oxide (Al2O3). Hãy tính khối lượng Aliminium cần dùng. Trạm MAGNESIUM Câu 1: Cho Magnesium tác dụng với acid sulfuric. Sau phản ứng thu được 0,2 mol MgSO4. Tính thể tích khí H2 thu được ở 250C, 1 bar.
VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT 2: Nêu các bước tìm khối lượng, thể tích chất tham gia và chất sản phẩm theo phương trình hóa học? ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... -Bộ phiếu học tập “ BÀN TRÒN TRI THỨC” Phiếu học tập lượt 1 Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 3,65 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. a) Tính số mol của kẽm và HCl b) Viết phương trình hóa học của phản ứng trên c) So sánh tỉ số giữa số mol: hệ số phản ứng ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Phiếu học tập lượt 2 Câu 1: Em có nhận xét gì về tỉ số giữa số mol và hệ số phảm ứng của kẽm và HCl? Câu 2: Từ đó, tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... .......................................................................................................
- Phiếu học tập “Nhà bác học tài ba” Phiếu học tập NHÀ BÁC HỌC TÀI BA Nếu xét trên một cây xanh trưởng thành thì trung bình 1 năm nó tiêu thụ khoảng 21,77 kg khí CO2 để thực hiện quá trình quang hợp Theo phương trình quang hợp ở thực vật như sau: 5nH2O + 6nCO2 → (C6H10O5 )n + 6nO2 (điều kiện: ánh sáng; diệp lục) - Tính lượng khí oxygen mà 1 cây xanh trưởng thành tạo ra trong 1 năm? - Nêu hậu quả nếu thực vật suy giảm? ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... 2. Học sinh: - Sách giáo khoa KHTN lớp 8 – Kết nối tri thức - Vở ghi bài. - Tìm hiểu trước về nội dung bài học. A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức (5 phút) a) Mục tiêu: GV giúp HS củng cố lại kiến thức của bài cũ thông qua trò chơi những quả bóng bay b) Nội dung: - Tiến hành trò chơi “Những qủa bóng bay”