PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 1010. LG De tuyen sinh chuyen Hoa Dong Nai nam 2024 - 2025.pdf

Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 1 ĐỒNG NAI NĂM 2024 – 2025 Câu I (2 điểm) 1. Đọc mỗi đoạn thông tin và chọn một phát biểu sai trong số các phát biểu bên dưới. Đối với phát biểu sai, hãy sửa lại cho đúng với thông tin đã cho. 1.1. Trong “viên sủi” có những chất hóa học có tác dụng chữa bệnh, ngoài ra còn có một ít bột sodium hydrocarbonate và bột acid hữu cơ như acid citric (acid có trong quả chanh). Khi “viên sủi” gặp nước tạo ra dung dịch acid. Dung dịch này tác dụng với muối sodium hydrocarbonate sinh ra khí X. Khí này thoát ra khỏi cốc nước dưới dạng bọt khí. a. Khí X là khí CO2. b. Phản ứng tạo ra khí X ở trên là phản ứng trao đổi. c. “Viên sủi” không cần gặp nước thì khí X vẫn sinh ra. 1.2. Trong các bao bì phân bón NPK thường kí hiệu bằng những chữ số như 20.10.10 hoặc 15.11.12,... Kí hiệu này cho ta biết tỉ lệ khối lượng các thành phần N.P2O5.K2O trong mẫu phân được đóng gói. Từ những kí hiệu này ta tính được tỉ lệ hàm lượng các nguyên tố N, P, K trong mẫu phân bón. Ví dụ phân bón NPK có kí hiệu 20.10.10 cho biết: a. Hàm lượng của nguyên tố N trong mẫu phân bón này là 20%. b. Hàm lượng của nguyên tố P trong mẫu phân bón này là 10%. c. Hàm lượng của nguyên tố K trong loại phân bón này là 8,3%. 1.3. Một học sinh thực hiện thí nghiệm và cho kết quả như sau: Bước 1: Lấy 2 mL dung dịch NaBr (trong nước) vào ống nghiệm, dung dịch không màu. Bước 2: Lấy tiếp 1 mL hexane (dung môi hữu cơ giống xăng) vào ống nghiệm, lắc mạnh để quan sát khả năng hoà tan của 2 chất lỏng. Bước 3: Thêm 1 mL nước Cl2 vào ống nghiệm, lắc đều rồi để yên. a. Ở bước 2, nhận thấy 2 chất lỏng không tan vào nhau và phân tách lớp. b. Ở bước 3, nhận thấy lớp chất lỏng phía dưới có màu cam. c. Đơn chất chlorine có tính phi kim mạnh hơn đơn chất bromine. 1.4. Có 2 chiếc túi: 1 chiếc làm bằng da bò, 1 chiếc làm bằng da giả (được làm từ PVC). a. Da bò là polymer tổng hợp, PVC là polymer thiên nhiên. b. Để phân biệt 2 chiếc túi, ta có thể lấy một mẩu da nhỏ từ mỗi chiếc và đem đốt. Da bò đốt sẽ có mùi khét. c. PVC là poly(vinyl chloride). 2. Lắp hệ thiết bị như trong hình vẽ để điều chế khí X. Ống thông khí từ bình 1 (bình Wurtz - bình cầu có nhánh) được cắm vào bình chứa 2 qua một nút cao su. Để ngăn khí X đi vào khí quyển, ống thông khí rời bình 2 được nhúng vào đáy ống đong 3. Ở phần đáy ống đong có thủy ngân và nước được đổ lên phía trên. Van kẹp 4 nối bình 2 với ống đong 3 được vặn mở. Cho muối A vào bình 1 rồi nhỏ giọt dung dịch B từ phễu và đun nóng hỗn hợp. Khí X thoát ra và đi vào bình 2. Trong ống đong 3, các bong bóng khí X xuyên qua lớp thủy ngân và đi vào nước, tại đó chúng bị hòa tan. Biết A là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, dễ tan trong nước và khi đốt cho ngọn lửa màu vàng tươi. A là gia vị quen thuộc và là một trong những chất bảo quản quan trọng nhất. Còn B là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không mùi, hòa tan tốt trong nước và giải phóng nhiệt lượng lớn, hút nước mạnh. B có tính acid mạnh. a. Xác định các chất A, B và khí X. Viết phương trình phản ứng điều chế.
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 2 b. Vai trò của nước trong ống đong 3 là gì? c. Tại sao phải rót thủy ngân vào đáy ống đong 3? Điều gì sẽ xảy ra nếu phần cuối của ống thông khí rời bình 2 được nhúng trực tiếp vào nước? d. Có thể thu khí X trong bình 2 mà không cần mở van kẹp 4 (loại bỏ ống đong chứa nước và thủy ngân khỏi hệ thiết bị) không? e. Dung dịch X là gì? Cần tiến hành các phản ứng nào để chứng minh thành phần định tính của dung dịch thu được? Hướng dẫn 1.1. c. sai. Sửa lại: “Viên sủi” cần gặp nước mới sinh ra khí X. 1.2. %mN = 20%; %mP2O5 = 10%; %mK2O = 10%  1.2.b sai. Lấy 100 gam phân: 2 5 2 5 2 5 P O P O BTNT P P P O P P 10 5 m 100.10% 10 gam n mol 142 71 10 n 2.n n mol 71 10 31. %m .100% 4,37% 71 100 = =  = = ⎯⎯⎯⎯→ =  = = = 1.3. Bước 2: 2 chất lỏng không tan vào nhau và phân lớp. Lớp dưới là dung dịch NaBr, lớp trên là hexane. Bước 3: Cl 2NaBr 2NaBr Br 2 2 + → + Br2 sinh ra sẽ tan trong hexane ở phía trên, làm cho chất lỏng phía trên có màu cam.  1.3.b sai 1.4. 1.4.a sai, sửa lại da bò là polymer thiên nhiên, PVC là polymer tổng hợp. 2.a. A: NaCl; B : H2SO4 đặc; X : HCl NaCl (r3⁄4n) H SO (®Æc) NaHSO HCl + → +  2 4 4 2.b. Vai trò của nước là hòa tan khí HCl. 2.c. - Rót thủy ngân vào đáy ống đong 3 để quan sát thấy sự xuất hiện của khí X, dấu hiệu là các bong bóng khí X xuyên qua lớp thủy ngân. - Nếu phần cuối của ống thông khí rời bình 2 được nhúng trực tiếp vào nước thì không có hiện tượng xảy ra vì X tan nhiều trong nước. 2.d. Không thể thu khí X trong bình 2 mà không cần mở van kẹp 4 (loại bỏ ống đong chứa nước và thủy ngân khỏi hệ thiết bị) vì khi lượng khí X thoát ra nhiều sẽ làm tăng áp suất dẫn đến bật nắp cao su hoặc vỡ bình. 2.e. - Dung dịch X: dung dịch HCl - Chứng minh thành phần định tính của dung dịch X: + Nhúng mẩu giấy quì tím vào dung dịch X, nếu quì tím hóa đỏ chứng tỏ dung dịch X có H+ . + Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3, nếu xuất hiện kết tủa trắng. Lọc hỗn hợp sau phản ứng, đem chất rắn thu được để ngoài ánh sáng thu được chất rắn màu đen, chứng tỏ dung dịch X có Cl- :
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 3 3 3 tr3⁄4ng ̧nh s ̧ng 2 tr3⁄4ng ®en AgNO HCl AgCl HNO 2 AgCl 2 Ag Cl + →  + ⎯⎯⎯⎯→ + Câu II (2 điểm) 1. Trong tiết thực hành hóa học, một học sinh nhận được 5 ống nghiệm của 5 mẫu dung dịch chứa các chất sau: KOH, HNO3 loãng, AgNO3, NaBr, AlCl3. Nhưng bạn học sinh này quên không đánh dấu các ống nghiệm. Để xác định thành phần của mỗi mẫu, bạn học sinh bắt đầu chia chúng thành từng cặp và kiểm tra xem có kết tủa tạo thành khi mỗi cặp được trộn với nhau không. Kết quả thu được như trong bảng dưới đây: Ống nghiệm 1 2 3 4 5 1 X - - - - 2 - X ? Kết tủa M - 3 - ? X Kết tủa N - 4 - Kết tủa M Kết tủa N X Kết tủa K 5 - - - Kết tủa K X Kí hiệu: Dấu “X” là không tiến hành thí nghiệm. Dấu “-” là “không có kết tủa”. Dấu “?” là “tùy thuộc vào trình tự trộn hóa chất và thể tích tương đối của các chất phản ứng” a. Xác định chất nào có trong mỗi ống nghiệm. b. Viết phương trình phản ứng tạo thành các kết tủa M, N và K. c. Giải thích tại sao sự tạo thành kết tủa trong trường hợp các mẫu 2 và 3 tùy thuộc vào trình tự trộn các dung dịch (trộn từ từ mẫu 2 vào mẫu 3 hay trộn từ từ mẫu 3 vào mẫu 2) và thể tích tương đối của các chất phản ứng. Viết phương trình các phản ứng. d. Xác định màu của các kết tủa. 2. Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Để xác định hàm lượng ethanol (rượu ethylic) trong máu của người lái xe cần làm thí nghiệm xác định lượng ethanol bằng K2Cr2O7 trong môi trường acid (H2SO4). Khi đó Cr (VI) chuyển thành Cr (III), ethanol (C2H5OH) chuyển thành aldehyde acetic (CH3CHO). a. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng. b. Khi làm thí nghiệm với 25 gam huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 mL dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Tính hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe này. Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2C2O7. 3. Sodium peoxide (Na2O2), potassium supeoxide (KO2) là những chất oxi hóa mạnh, dễ dàng hấp thụ khí carbon dioxide và giải phóng khí oxygen. Do đó, chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí carbon dioxide và cung cấp khí oxygen cho con người hô hấp theo các sơ đồ phản ứng sau: Na2O2 + CO2 → Na2CO3 + O2 KO2 + CO2 → Na2CO3 + O2 a. Cân bằng các phương trình hóa học trên. b. Theo nghiên cứu, khi hô hấp, thể tích khí carbon dioxide một người thái ra xấp xỉ thể tích oxygen hút vào. Cần trộn Na2O2 và KO2 theo tỉ lệ số mol như thế nào để thể tích khí carbon dioxide hấp thụ bằng thể tích khí oxygen sinh ra? Hướng dẫn 1.a. Ống 1: HNO3; ống 4: AgNO3; ống 5: NaBr; ống 2: AlCl3 hoặc KOH; ống 3: KOH hoặc AlCl3 1.b.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.