PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 7.3 Lá đỏ.docx

Ngày soạn: ....../...../..... Ngày dạy: ....../...../....... Tiết.....: Văn bản 2 LÁ ĐỎ -Nguyễn Đình Thi- I. Mục tiêu 1. Về năng lực:  a. Năng lực đặc thù - HS nhận biết được các đặc điểm của thể thơ tự do (về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng thơ trong một khổ, đặc điểm vần, nhịp thơ…) qua việc tìm hiểu bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi. - HS nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, biện pháp tu từ, từ ngữ đặc sắc, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo… - HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ, từ đó, bồi dưỡng lòng biết ơn những người đã góp phần làm nên cuộc sống hôm nay, trân trọng những gì mà ta đang có. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin   2. Về phẩm chất:  - Yêu quê hương, đất nước; có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có khát vọng và hoài bão lớn lao II. Thiết bị dạy học và học liệu  1. Thiết bị dạy học - Kế hoạch bài dạy - SGK, SGV - Máy chiếu, máy tính
 2. Học liệu - Hình ảnh, phiếu học tập, trò chơi liên quan đến nội dung bài học. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động gợi dẫn bằng hoạt động c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động: Cách 1: Hãy tái hiện (kể, vẽ…) một hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua những bài học lịch sử. Cách 2: Bài thơ “Lá đỏ” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Nghe bài hát đó và nêu ấn tượng của em.  GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một tác phẩm được sáng tác với chủ đề người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, đồng thời cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Thi – Lá đỏ. Có thể khẳng định rằng bài thơ Lá đỏ là một bức tranh đẹp, là một bản nhạc trầm hùng trong lòng người ra trận. Vậy cụ thể nội dung của bức tranh ấy là gì, tại sao có thể nói rằng đây là “một bản nhạc trầm hùng trong lòng người ra trận”? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Phần I. Đọc- Tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Đọc văn bản và nắm được thông tin cơ bản về tác phẩm b. Nội dung: GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS theo dõi số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ, vần thơ, nhịp thơ để nắm được những yếu tố đặc trưng của thể thơ tự do. Đồng tời, GV lưu ý HS hình dung cuộc gặp gỡ của em gái tiền phương và người lính giữa khung cảnh chiến trường Trường Sơn, tưởng tượng cuộc gặp giữa Sài Gòn. - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm “Lá đỏ” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc, chú thích a. Đọc - Đọc to, rõ ràng, diễn cảm. Giọng đọc hào sảng, thiết tha. - Chú ý các thẻ chiến lược đọc theo dõi, hình dung, tưởng tượng b. Chú thích - Tiền phương (như tiền tuyến): vùng đang diễn ra những trận chiến đấu trực tiếp với địch, đối lập với hậu phương 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) - Quê ở Hà Nội, là nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, nhạc sĩ. - Thơ ông tự do, phóng khoáng, đồng thời cũng hàm súc, giàu chất suy tư, dạt dào cảm hứng yêu nước. Hình tượng xuyên suốt trong thơ Nguyễn Đình Thi là đất nước Việt Nam đau thương và quật khởi, con người gian lao và anh dũng. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Diệt phát xít (1945), Người Hà Nội (1947), Đất nước (1995), Mấy vấn đề văn học (1956), Bài thơ Hắc Hải (1958), Cái Tết của mèo con (1961), Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970), Sóng reo (2001),…
b. Tác phẩm - Thể thơ: Thơ tự do - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Lá đỏ được sáng tác tháng 12 năm 1974 – thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta đang dồn sức cho tiền tuyến. Phần II. Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nắm được - Đặc điểm về thể thơ của bài thơ - Nhân vật thể hiện cảm xúc - Bốn dòng thơ đầu: Cuộc gặp gỡ trên đỉnh Trương Sơn - Bốn dòng thơ sau: Cuộc chia tay trên đỉnh Trường Sơn - Mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, thông điệp của bài thơ b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm đã thực hiện ở nhà: Xác định những đặc điểm của thể thở tự do được thể hiện trong bài thơ “Lá đỏ” II. Khám phá văn bản 1. Đặc điểm về thể thơ của bài thơ - Số tiếng trong một dòng: Tự do, linh hoạt, dòng sáu tiếng, dòng bảy tiếng. - Số dòng trong mỗi khổ: Bốn khổ, số dòng linh hoạt trong mỗi khổ - Vần thơ: Hai khổ đầu gieo vần, hai khổ cuối không gieo vần

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.