Content text giải phẫu trung thất.pdf
Ngay sau khi tách ra từ thân, động mạch phổi trái nối với cung động mạch chủ =một dải ➔ dây chằng động mạch. (di tích của ống động mạch trong thời kì bào thai) 4. Thần kinh - Các thần kinh hoành. • Thần kinh hoành phải chạy dọc phía bên ngoài tĩnh mạch cánh tay đầu phải và tĩnh mạch chủ trên: đi dần từ phía sau-bên ra➔ phía trước-bên tĩnh mạch chủ trên trước khi đi vào trung thất giữa. • Thần kinh hoành trái đi xuống ở trước tĩnh mạch gian sườn trên cùng và cung động mạch chủ để tới trung thất giữa. - Các thần kinh lang thang. • Từ nền cổ đi xuống và hơi vào trong, thần kinh lang thang phải nằm ở sau tĩnh mạch cánh tay đầu và tĩnh mạch chủ trên và nằm trong rãnh giữa tĩnh mạch cánh tay đầu và động mạch chủ lên. TK thanh quản quặt ngược phải tách ở bờ dưới của thân ĐM cánh tay đầu phải ( ngay dưới chỗ tách ra của động mạch cảnh phải). • Thần kinh lang thang trái đi xuống ngang qua mặt trước của cung động mạch chủ và tách ra thần kinh thanh quản quặt ngược ở bờ dưới cùa cung. Thần kinh thanh quản quặt ngược chạy vòng quanh cung động mạch chủ tại chỗ nối của cung và dây chằng động mạch, rồi đi lên trong rãnh giữa khí quản và thực quản. • Cả hai thần kinh lang thang tách ra các nhánh tim chạy vào trong và xuống dưới tới đám rối tim. Sau đó chúng đi sau các mạch phổi và phế quản, phân nhánh vào đám rối phổi, và tiếp tục tao nên một đám rối thần kinh trên thực quản 5. Khí quản Khí quản nằm trên đường giữa (hơi lệch sang phải do cung ĐMC đè) , ở ngay trước thực quản ,nhưng sau động mạch cánh tay đầu và động mạch chủ lên. II. Trung thất sau Các thành phần: thực quản, các thần kinh lang thang, động mạch chủ ngực và các nhánh của nó, hệ tĩnh mạch đơn, ống ngực và phần ngực của các thân giao cảm. Các cấu trúc trong trung thất sau phần lớn liên tiếp với những cấu trúc ở phần sau của trung thất trên. 1. Đoạn ngực của thực quản 2. Thần kinh lang thang. - Sau khi đã bắt chéo sau ??? các phế quản chính tương ứng => tách ra các nhánh tới phổi➔ đi sát tới thực quản và chạy dọc theo thực quản vào bụng. - Khi đến sát thực quản: mỗi thần kinh thường chia ra thành nhiều nhánh và có sự tiếp nối giữa nhánh của hai bên để ➔ đám rối thực quản. - Ở trên cơ hoành một đoạn ngắn, các nhánh của đám rối lại hợp thành hai thân
• một thân chủ yếu chứa các nhánh của thần kinh lang thang trái và đi ở mặt trước thực quản, • thân kia chủ yếu chứa các nhánh của thần kinh lang thang phải và đi ở mặt sau thực quản. • Các thân này, thân lang thang trước và thân lang thang sau, đi theo thực quản vào bụng. • Trái trước phải sau. 3. Động mạch chủ ngực. - Đường đi: Động mạch chủ ngực bắt đầu: • Bờ dưới đốt sống ngực IV ( nơi khí quản phân chia): Cung ĐMC tánh xong 3 nhánh vòng xuống dưới thành => ĐMC ngực. • đi xuống => bên cạnh cốt sống ➔ sau đó đi dần tiến gần vào đường giữa • Chui qua lỗ động mạch của cơ hoành ➔ trở thành ĐMC bụng ( ngang mức bờ dưới đốt sống ngực XII) - Các nhánh của động mạch chủ ngực đều là những nhánh nhỏ và bao gồm: • hai hoặc trên hai động mạch phế quản (có thể tách từ một động mạch gian sườn phải). Bên trái 2 nhánh phế quản đều tách từ ĐM chủ ngưc. Bên phải 1 nhánh từ ĐM chủ ngưc ( nhánh này đi mặt trước của khí quản); 1 nhánh từ ĐM gian sườn phải thứ 3. • hai hoặc trên hai nhánh thực quản ( theo altas-hình bên cạnh: nhánh thực quản tách ra từ nhánh phế quản + nhánh thực quản chủ tách trực tiếp từ ĐMCN) • các nhánh cho màng ngoài tim và trung thất (tách trực tiếp từ động mạch chủ hay nhánh của động mạch chủ) • một cặp động mạch hoành trên đi tới mặt trên-sau cơ hoành ( không thấy trên altas- hình 208: ĐM hoành tách ra từ ĐM ngực trong- tách từ ĐM dưới đòn?). • chín cặp động mạch gian sườn sau • một cặp động mạch dưới sườn nằm dưới các xương sườn thứ mười hai. Mỗi khoang gian sườn có một động mạch gian sườn sau. Các động mạch gian sườn sau của các khoang gian sườn thứ nhất và thứ hai : tách ra từ động mạch gian sườn trên cùng, một nhánh của thân sườn-cổ,( thân sườn-cổ là nhánh của ĐM dưới đòn: thân sườn-cổ có 2 nhánh là: ĐM gian sườn trên cùng và ĐM cổ sâu) lúc nó từ nền cổ đi xuống trước cổ các xương sườn I và II. ( ĐM dưới đòn ➔ Thân sườn- cổ ➔ ĐM gian sườn trên cùng ➔ tách ra các ĐM gian sườn sau cho khoang gs 1 và 2) Hai hoặc hơn hai động mạch gian sườn sau trên cùng của động mạch chủ có thể tách ra từ một thân chung, nhưng hầu hết động mạch gian sườn sau tách ra theo kiểu tiết đoạn từ mặt sau của động mạch chủ. Những động mạch gian sườn sau bên phải bắt chéo mặt trước cột sống để đi tới khoang gian sườn tương ứng;