Content text LOVE.docx
TÌNH YÊU: Một nghiên cứu về sinh học, tâm lý và triết học. Heather Chapman Đại học Rhode Island Biên dịch: D. TRỪU TƯỢNG
Khái niệm về tình yêu đã luôn là một chủ đề rất khó nắm bắt. Đó là một định lý và ý nghĩa mà các nhà triết học, tâm lý học và sinh vật học đã tìm tòi từ thuở còn sơ khai. Chiến tranh đã tìm đến rồi đi, trong khi tình bạn cũng đã được bắt đầu và kết thúc vì định nghĩa này. Nhưng chính xác thì tình yêu là gì và tại sao điều quan trọng là phải xác định được điều bí ẩn này?. Để giúp xác định khái niệm về tình yêu, nhiều áng văn, các bài báo nghiên cứu đã được phân tích, và các cuộc phỏng vấn được tiến hành với các giảng viên của trường Đại học Rhode Island. Tiến sĩ Nasser Zawia đã phỏng vấn trước báo chí, để giúp hiểu vai trò của hệ thần kinh trong quá trình yêu. Tiến sĩ Zawia giải thích tầm quan trọng của các chất dẫn truyền xung thần kinh và hoạt động não bộ khi con người đang yêu. Tiến sĩ Dianne Kinsey cũng góp phần tư vấn, để giúp làm rõ tầm quan trọng của tâm lý tình yêu. Cuối cùng, một cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ William Krieger đã tiết lộ tầm quan trọng của việc nghiên cứu triết học và nó liên quan như thế nào đến khái niệm về tình yêu. Nghiên cứu đã kết luận rằng các quy luật sinh học, tâm lý học và triết học, tất cả đều quan trọng trong việc phân tích tình yêu; tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định tình yêu đích thực, và cách chúng ta có thể áp dụng kiến thức này vào cuộc sống đời thường. Với tỉ lệ ly dị gia tăng, và khái niệm về hôn nhân đã thay đổi trong xã hội ngày nay, lại càng không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc tìm hiểu khái niệm về tình yêu. Trong nghiên cứu này, chúng ta, với tư cách là một cộng đồng, sẽ có thể hiểu được tình yêu, và tầm quan trọng của nó đối với sự tồn tại của loài người. Giới thiệu: Tại sao chúng ta tìm hiểu tình yêu?
1 Hormones: hóc môn. 2 Tình dục khác giới (Heterosexual): Tình dục giữa một nam và một nữ (chủ yếu hoặc hoàn toàn). Khái niệm về tình yêu đã được nghiên cứu trong suốt chiều dài lịch sử. Từ thuở sơ khai, các nhà hiền triết đã luôn đặt ra những câu hỏi như "Tình yêu là gì?" và "Tại sao chúng ta lại yêu?". Ngày nay, những câu hỏi này vẫn còn đang tiếp diễn, có lẽ còn theo hướng tuyệt vọng hơn. Hồi còn nhỏ, chúng được đọc những câu chuyện cổ tích về Hoàng tử Charming giải cứu vị công chúa bơ vơ, không nơi nương tựa, rồi hai người họ bước vào cõi hoàng hôn để sống "hạnh phúc mãi mãi về sau". Tuy nhiên, "Hạnh phúc mãi mãi" chưa bao giờ được mô tả đầy đủ. Liệu hoàng tử và công chúa có kết hôn, rồi có con, và già đi cùng nhau? Hay họ thực sự có kết hôn, có con, và sau đó "vỡ tình" và rốt cuộc cũng ly hôn trong vòng một vài năm sau đó? Họ có vui vẻ và nhiệt thành trong tình yêu, hay họ bên nhau chỉ vì họ sợ cô đơn? Khi hai tỷ lệ đó dường như là ngang bằng nhau, vẫn có một số lượng lớn các cuộc hôn nhân cuối cùng đi đến ly dị. Hội người Mỹ Cải Cách Ly Hôn hiện ước tính rằng "Có lẽ, 40 hoặc thậm chí 50 phần trăm hôn nhân sẽ đi đến ly dị nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục duy trì". Rồi câu hỏi tiếp theo được đặt ra, sẽ không chỉ còn là "Tình yêu là gì?", mà sẽ là "Tình yêu là gì, và tại sao vài người có thể ở bên nhau, trong khi các mối quan hệ khác lại đổ vỡ?”. Để trả lời những câu hỏi này, khái niệm về tình yêu phải được kiểm tra ở các góc độ khác nhau. Liệu phải chăng tình yêu chỉ là một phản ứng sinh học? Liệu mọi người ở bên nhau bởi vì não bộ của họ có chức năng phải phản ứng với các hormones 1 được cơ thể giải phóng ra? Hoặc có thể là do một nhu cầu tâm lý và mong muốn được ở lại bên nhau? Có lẽ, các cặp đôi đã trở nên quá “quen” với nhau, và họ sợ sẽ không thể thích ứng với thay đổi và tính bất định đi kèm với thay đổi, rồi họ kết hôn? Cuối cùng, liệu đó có phải là "bản chất" của tình yêu, định nghĩa hay khái niệm được yêu khiến chúng ta luôn muốn cố gắng được ở bên nhau chăng?. Bài báo này sẽ kiểm tra các khía cạnh sinh học, tâm lý và triết học của tình yêu. Vì mục đích của nghiên cứu này, các cặp vợ chồng và các cặp đôi sẽ là tình dục khác giới 2 ; tuy nhiên, tình yêu đồng tính luyến ái cũng có giá trị và quan trọng tương đương. Danh từ "hôn nhân" sẽ ám chỉ đến sự kết hợp của một người đàn ông và một người phụ nữ, và nghiên cứu ly hôn sẽ bao gồm các cặp đôi là một người đàn ông và một người phụ nữ. Tài liệu nghiên cứu cho bài báo cáo này bao gồm nhiều sách, bài báo và các cuộc phỏng vấn với các thành viên khác nhau của cộng đồng học thuật tại Đại học Rhode Island.
Sinh học: Hãy đổ lỗi cho chất dẫn truyền xung thần kinh. Khi một cặp đôi lần đầu tiên gặp nhau, có thể họ sẽ hấp dẫn nhau ngay lập tức. Họ có thể mô tả cuộc gặp gỡ đó như là “cú sốc đối với hệ thống” hoặc “điện”. Khi được phỏng vấn, phái mạnh hay nói "Mọi thứ khác trong phòng đã bị mờ đi, ánh mắt tôi chỉ nhìn thấy cô ấy." Phái yếu hay nói “Tôi đã nhìn quanh phòng, và khi chúng tôi chạm mắt nhau, tôi nhận ra mình không thể rời mắt khỏi anh”. Đây có phải là tình yêu sét đánh? Hay đây chỉ là một phản ứng sinh học? Trên thực tế, nghiên cứu nhận thấy rằng mắt người thay đổi khi họ nhìn thấy thứ họ mong muốn. “Nhìn vào mắt người yêu giống như nhìn vào lửa ... Nhờ vào nguồn adrenaline, lòng bàn tay bạn đổ mồ hôi, hơi thở trở nên cạn hẹp, làn da cảm thấy nóng rần, và đồng tử giãn ra. Chất xám, trung tâm của bộ não xử lý cảm xúc, hoạt động sáng rực rỡ. Đồng thời bạn sản xuất dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh "hạnh phúc" gắn liền với niềm đam mê và nghiện, và oxytocin, một hormone liên quan đến liên kết”. Với tất cả các quy trình này xảy ra cùng một lúc, cũng không có gì ngạc nhiên khi đồng tử của con người thực sự giãn ra khi họ tập trung vào một đối tượng mà họ khao khát. Thực ra, mắt người giãn ra để nắm bắt thêm hình ảnh của người đó. Cũng có thể có một lý do tiến hóa mà đàn ông bị thu hút bởi phụ nữ có đồng tử lớn hơn. “Đàn ông thích đồng tử rộng, lớn, bởi vì nó là một dấu hiệu của sự kích thích và tiếp nhận… đồng tử lớn là tín hiệu của tuổi trẻ, khả năng sinh sản, và sự tiếp nhận - trong tâm trí tiềm thức của nam giới, cảnh tượng đó được xem là kỳ quan thế giới”.