Content text 5_ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2018.Image.Marked.pdf
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2018 Câu 1. Cho mạch điện như Hình 1. Trong đó R1 = R2 = 12Ω, MN là biến trở con chạy có điện trở toàn phần là 24Ω, UAB = 6V. Coi vôn kế và ampe kế là lý tưởng. a) Tính số chỉ của ampe kế và vôn kế khi con chạy C nằm ở chính giữa của biến trở. b) Tìm vị trí của con chạy C để ampe kế chỉ 0,08A. c) Tìm số chỉ cực đại và cực tiểu của ampe kế khi dịch chuyển con chạy C. Câu 2. Một thùng nước có thành thẳng đứng được đặt trong một công viên khoa học dành cho các bạn yêu thích khám phá. Bạn Khôi thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn : đổ thêm nước vào thùng và quan sát mực nước trong thùng. Khoảng cách H từ miệng thùng đến mặt thoáng của nước phụ thuộc vào thể tích V của nước đổ thêm vào thùng tuân theo một quy luật đặc biệt được biểu diễn như đồ thị Hình 2a. Khôi phát hiện ra đáy thùng là một chiếc pít – tông được đỡ bởi một hệ lò xo và có thể dịch chuyển thẳng đứng không ma sát trong thùng. Phía dưới đáy thùng có một giá G nhằm tránh cho lò xo bị nén quá mức (Hình 2b). Biết rằng, khi hệ lò xo bị nén tới chiều dài l thì sinh ra một lực đẩy là F = k(l0 – l) với k và l0 là các hằng số. Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3 . Tính diện tích S của pít – tông và hệ số k. Câu 3. Trên Hình 3, vật sáng ABC có dạng là tam giác cân còn A’ là ảnh của A tạo bởi thấu kính hội tụ có trục chính Δ. Biết , BC vuông góc với Δ và ảnh A’B’C’ của ΔABC là A 120 ảnh thật và là tam giác đều.
a) Bằng cách dựng hình, hãy xác định vị trí thấu kính và tiêu điểm của nó. Vẽ hình minh hoạ. b) Cho AA’ = L = 160cm và tỉ số diện tích của ΔA’B’C’ và ΔABC là 12. Tính tiêu cự f của thấu kính và chiều dài các cạnh của ΔABC Câu 4. Nghiên cứu của các nhà khoa học về vật liệu có đóng góp lớn cho sự phát triển của khoa học và công nghệ. Trong bài toán này, chúng ta xác định một số thông số của mẫu vật X bằng kim loại dựa vào những số liệu thực nghiệm. Mẫu vật X có khối lượng m1 = 700g được nung nóng tới nhiệt độ t1 = 900C rồi thả vào một bình trong đó có chứa m2 = 400g nước ở nhiệt độ t2 = 200C thì thấy hệ cân bằng ở nhiệt độ t = 300C. Đổ thêm vào bình lượng nước có khối lượng m3 = 225g ở nhiệt độ t3 = 800C thì nhiệt độ cân bằng mới của hệ là t’ = 450C. Cho nhiệt dung riêng của nước là cn = 4200 J/(kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của bình với môi trường. a) Tính nhiệt dung riêng của X. b) Các nhà khoa học phát hiện ra rằng: nhiệt dung mol (nhiệt lượng cần cung cấp để nhiệt độ của mỗi 1 mol chất tăng thêm mỗi 10C) của hầu hết các kim loại đều vào khoảng 25,2 J/(mol.K). Tính khối lượng mol nguyên tử và khối lượng mỗi nguyên tử của kim loại X. Biết mỗi mol nguyên tử gồm 6,02.1023 nguyên tử. c) Bằng các nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng các nguyên tử X sắp xếp tuần hoàn tạo thành mạng tinh thể gồm các ô hình lập phương giống hệt nhau xếp chồng lên nhau (Hình 4a). Ở mỗi ô lập phương nhỏ nhất (gọi là ô mạng cơ sở) có một nguyên tử nằm tại tâm và ở mỗi đỉnh của nó đều có một nguyên tử (Hình 4b). Hãy xác định chiều dài a của các cạnh ô mạng cơ sở. Biết khối lượng riêng của X đo được là D = 7800 kg/m3 . Câu 5. Thầy giáo đưa cho bạn Huệ một hộp kín có 3 đầu ra tại 3 chốt cắm A, B, C. Các chốt này được nối với 3 đầu (I), (II), (III) của mạch điện trong hộp gồm một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi, một điện trở R0 và một bóng đèn dây tóc được mắc với nhau theo sơ
đồ được vẽ trên vỏ hộp như Hình 5. Bạn Huệ được yêu cầu lên phương án thí nghiệm và thực hiện các phép đo để kiểm tra xem chốt nào được nối với đầu nào (I, II hay III). Dụng cụ được phát thêm bao gồm: một ampe kế, một biến trở RX có thể đọc được giá trị điện trở ở từng vị trí, các dây nối có điện trở không đáng kể và đủ dùng. Huệ đã tiến hành thực nghiệm như sau: Mắc nối tiếp ampe kế với biến trở rồi nối đoạn mạch này vào giữa hai chốt A và B. Điều chỉnh RX đến một giá trị nhất định rồi đọc số chỉ IAB của ampe kế trong mỗi trường hợp ấy và ghi vào bảng kết quả đo. Thực hiện tương tự với các cặp chốt A và C, sau đó là B và C. Bảng kết quả đo được như sau: RX (Ω) 0 3 12 20 R5 IAB (mA) 450 400 300 240 350 IAC (mA) 600 480 300 225 I5 IBC (mA) 0 0 0 0 0 Xử lí các số liệu đo được trong bảng kết quả này, Huệ đã hoàn thành được nhiệm vụ mà thầy giáo giao cho a) Để đơn giản cho việc tính toán, chúng ta coi rằng ampe kế và nguồn điện là lí tưởng. + Em hãy chỉ ra chốt A, B, C tương ứng được nối với đầu nào của mạch điện? Trình bày cơ sở của các nhận định đó. Tính U và R0? + Đưa ra một phương án hợp lí để tìm để tìm các giá trị R5 và I5 trong bảng trên. Từ đó xác định các giá trị này. b) Trên thực tế, nguồn điện và ampe kế đều có những điện trở nhất định; kí hiệu tương ứng là r và RA. Các kết luận và giá trị tính được trong phần a) cần phải điều chỉnh như thế nào?
LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: a) Con chạy C nằm ở chính giữa của biến trở mạch điện được vẽ lại như sau Cường độ dòng điện chạy qua ampe kế A là IA = 0,3 – 0,2 = 0,1A Số chỉ của vôn kế là UV = 4,8 V b) Đặt điện trở RCN = x (Ω) => RCM = 24 - x (Ω) Mạch điện được vẽ lại như sau : Điện trở toàn mạch được xác định bởi biểu thức 2 1 2 . . 24 12 . 36 12 12 24 12 36 CN CM AB CN CM R R R x x x x R R R R R x x Cường độ dòng điện chạy qua toàn mạch là: 216 . 36 432 36 12 36 AB U U I R x x x x Do RCN //(RCM ntR2) nên hiệu điện thế hai nhánh bằng nhau do đó để IA = 0,08A thì : 36 x.0,08 I 0,08.x 216 36 .0,08 0,08 . 432 36 x x x x 2 2,88.x 112,32x 1244,16 0 x 9tm; x 48loai 9 13 RCN RCM Câu 2: Giả sử khi miệng thùng cách mặt thoáng đoạn h thì chiều dài lò xo là l, chiều cao cột nước trong thùng là h