Content text Đề 06-VL 12-KNTT.doc
KBC- Đề kiểm tra giữa kì 1- Vật lí 12- Năm học 2024-2025 Số báo danh: ……………………………………… PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1. Vật ở thể lỏng có A. thể tích và hình dạng riêng, khó nén. B. thể tích và hình dạng riêng, dễ nén. C. thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, khó nén. D. thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, dễ nén. Câu 2: Chất khí không có tính chất nào sau đây? A. Khối lượng riêng nhỏ. B. Dễ dàng bị nén. C. Có thể tích xác định. D. Có thể chảy thành dòng. Câu 3: Khi đun nóng một khối khí chứa trong một bình kín có thể tích cố định, áp suất chất khí tăng lên. Câu nào sau đây giải thích đúng hiện tượng này? A. Các phân tử khí dãn nở và trở nên nặng hơn, vì thế chúng va chạm nhau mạnh hơn. B. Các phân tử khí có ít không gian chuyển động hơn, nên chúng va chạm nhau thường xuyên hơn. C. Các phân tử khí va chạm vào thành bình mạnh hơn nhưng ít thường xuyên hơn. D. Các phân tử khí chuyển động nhanh hơn, vì thế chúng va chạm với thành bình thường xuyên hơn. Câu 4: Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 5: Điều gì xảy ra với nội năng của phần nước còn lại trong cốc khi một cốc nước đang bay hơi? A. Nội năng tăng vì số lượng phân tử giảm và nhiệt độ tăng. B. Nội năng giảm vì số lượng phân tử giảm và nhiệt độ tăng. C. Nội năng tăng vì số lượng phân tử giảm và nhiệt độ giảm. D. Nội năng giảm vì số lượng phân tử giảm và nhiệt độ giảm. Câu 6: Khi một hệ chuyển từ trạng thái A sang trạng thái B, nó được cấp nhiệt lượng 500 J và thực hiện một công 200 J. Điều gì xảy ra với nội năng của hệ? A. Nội năng của hệ tăng 300 J. B. Nội năng của hệ tăng 700 J. C. Nội năng của hệ giảm 300 J. D. Nội năng của hệ giảm 700 J.
Câu 7: Nhiệt độ nóng chảy của thuỷ ngân là –39 o C. Nhiệt độ này tương ứng với A. 234 K. B. 313 K. C. –313 K. D. 324 K. Câu 8: Mỗi độ chia (1 K) trong thang Kelvin bằng ... của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất tiêu chuẩn). Nội dung ở dấu ... là A. 1/273,16. B. 1/100. C. 1/10. D. 1/273,15. Câu 9: Một học sinh, sau khi biết đến thí nghiệm nổi tiếng của Joule, đã phát triển một thiết bị đạp xe cố định (tập gym), có thể chuyển đổi toàn bộ năng lượng tiêu hao thành nhiệt để làm ấm nước, cần bao nhiêu cơ năng để tăng nhiệt độ của 300 g nước 20 °C đến 95 °C? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/(kg.K). A. 94 500 J. B. 2 2000 J. C. 5 400 J. D. 14 J. Câu 10: Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là gì? A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1 0 C. Câu 11: Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là gì? A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1 0 C. Câu 12: Nhiệt nóng chảy riêng là thông tin cần thiết trong A. xác định nhiệt độ nóng chảy của vật. B. xác định tính chất của chất làm vật. C. xác định được năng lượng cần cung cấp cho lò nung. D. xác định khối lượng của chất. Câu 13: Nhiệt lượng cần truyền cho vật khi vật bắt đầu nóng chảy tới khi vật nóng chảy hoàn toàn phụ thuộc vào A. khối lượng của vật. B. độ tăng nhiệt độ của vật và tính chất của chất làm vật. C. khối lượng của vật và độ tăng nhiệt độ của vật. D. khối lượng của vật và tính chất của chất làm vật. Câu 14. Nhiệt hóa hơi riêng là thông tin cần thiết trong việc thiết kế thiết bị nào sau đây? A. Điều hòa. B. Máy biến áp.
C. Nhiệt kế. D. Quạt điện. Câu 15. Nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng là gì? A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1 0 C. Câu 16. Đơn vị của nhiệt hóa hơi riêng là gì? A. J/kg. B. J/kg.K. C. J.kg/K. D. J/K. Câu 17. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là bao nhiêu? A. 2,77.10 5 J/kg. B. 3,34.10 5 J/kg. C. 0,25.10 5 J/kg. D. 1,80.10 5 J/kg. Câu 18. Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất? A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Hóa hơi. D. Ngưng tụ. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Người ta thả miếng đồng có khối lượng 2 kg vào 2 lít nước. Miếng đồng nguội đi từ 80C∘ đến 10C∘ . Lấy CuH2Oc380 J/kg.K,c4200 J/kg.K . a. Nhiệt lượng tỏa ra của đồng là 53200 J . b. Nhiệt lượng mà nước thu vào bằng nhiệt lượng đồng toả ra và bằng 53200 J . c. Khi bỏ miếng đồng vào nước thì nước nóng thêm 63,33C∘ . d. Tỉ số giữa nhiệt lượng tỏa ra của đồng và nhiệt lượng mà nước thu vào bằng 1 . Hướng dẫn giải a. Phát biểu này đúng. Nhiệt lượng tỏa ra của đồng CuCu12QmCcutt2380.801053200 J . b. Phát biểu này đúng. Theo điều kiện cân bằng nhiệt ta thu QQ � suy ra H2OQ53200 J . c. Phát biểu này sai. Nước nóng lên thêm H2OQH2Om c c . 2t532002.4200.ΔtΔt6,333C∘ d. Phát biểu này đúng.
Câu 2. Để đúc các vật bằng thép, người ta phải nấu chảy thép trong lò. Thép đưa vào lò có nhiệt độ 1t20C∘ , Để cung cấp nhiệt lượng, người ta đã đốt hết m t = 200 kg, than đá có năng suất tỏa nhiệt là q t = 29.10 6 J/kg. Cho biết thép có nhiệt nóng chảy 3 83,7.10 J/kg , nhiệt độ nóng chảy là 2t1400C∘ , nhiệt dung riêng ở thể rắn là c0,46 kJ/kg.K . a. Hiệu suất của lò là 60% , có nghĩa là 60% nhiệt lượng cung cấp cho lò được dùng vào việc đun nóng thép cho đến khi thép nóng chảy. b. Nhiệt lượng than đá (toả ra) cung cấp để nấu chảy thép được xác định bởi biểu thức toa ttqQm . c. Nhiệt lượng phải nấu chảy thép (thu vào) được xác định bởi biểu thức thu 1Qmcttm . d. Khối lượng của mẻ thép bị nấu chảy xấp xĩ bằng 4 tấn. Hướng dẫn giải a. Phát biểu này đúng. b. Phát biểu này đúng. Nhiệt lượng than đá (toả ra) cung cấp để nấu chảy thép toa ttQmq c. Phát biểu này đúng. Nhiệt lượng phải nấu chảy thép thu 1Qmcttm d. Phát biểu này sai. Do hiệu suất 60% nên thu 11toa 1111ttmcttm0,6Qmcttm0,6 mqQ 6 t 33 11 0,6mq0,62002910 m4843 kg4,8 ctt0,461014002083,710 tấn. Câu 3. Cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho một khối khí trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pít-tông đi một đoạn 6,0 cm. Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh có độ lớn là 20,0 N, diện tích tiết diện của pít-tông là 1,0 cm 2 . Coi pít-tông chuyển động thẳng đều. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai? a) Công của khối khí thực hiện là 1,2 J. b) Độ biến thiên nội năng của khối khí là 0,50 J. c) Trong quá trình dãn nở, áp suất của chất khí là 2,0.10 5 Pa. d) Thể tích khí trong xilanh tăng 6,0 lít. Giải a) Do pít-tông chuyển động thẳng đều nên lực đẩy của khối khí tác dụng lên pít-tông cân bằng với lực ma sát giữa pít-tông và xilanh. Độ lớn lực đẩy của khối khí lên pít-tông: F = 20,0 N. Công của khối khí thực hiện: A' = Fs = (20,0 N).(0,060 m) = 1,2 J. b) Theo định luật I nhiệt động lực học: U = A + Q. Trường hợp này, hệ thực hiện công và nhận nhiệt nên: A = -1,2 J và Q = 1,5 J.