Content text - [Giáo án KHBD SGK] - CHƯƠNG 4. HYDROCARBON (4 bài).pdf
1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHƯƠNG 4. HYDROCARBON BÀI 15: ALKANE I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane. - Trình bày được quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; áp dụng gọi được tên cho một số alkane (C1-C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử C. - Trình bày được và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí của một số alkane - Trình bày được đặc điểm về liên kết hóa học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane; phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hóa hoàn toàn, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn. - Thực hiện được thí nghiệm: hexane với dung dịch thuốc tím, với nước bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sáng), đốt cháy hexane; quan sát mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của alkane. - Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp. - Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông; hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra. 2. Năng lực Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về alkane đơn giản, phổ biến trong đời sống.
2 - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các vấn đề về alkane; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực hóa học: - Nhận thức hoá học: o Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane; o Gọi tên theo danh pháp thay thế một số alkane chứa không quá 5 nguyên tử carbon; o Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí của một số alkane; o Nêu được đặc điểm về liên kết hoá học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane; o Trình bày được tính chất hoá học của alkane: phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hoá (hoàn toàn, không hoàn toàn); o Nêu được cách điều chế alkane trong công nghiệp; o Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông. - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học: ○ Thực hiện được thí nghiệm cho hexane với dung dịch thuốc tím, với nước bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sáng), đốt cháy hexane. ○ Quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alkane. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn; hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.
3 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học - Tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, khẳng định chủ quyền của Tổ Quốc trên đất liền và trên biển. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT. - Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần). - Phiếu học tập - Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV đưa câu hỏi, HS quan sát video, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đưa câu hỏi: “Các em hãy quan sát video và cho cô biết khí thiên nhiên thuộc loại hợp chất hữu cơ nào? Trong video cung cấp cho các em thông tin gì về khí thiên nhiên.” - GV chiếu video: https://youtu.be/hKnGzrhmCHQ (0:00 - 1:06) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
4 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS đưa ra các đáp án. - Các bạn khác nhận xét bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định Đáp án: Khí thiên nhiên là các hydrocarbon, thành phần chủ yếu là CH4 (HS có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng) - GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Khí thiên nhiên, khí dầu mỏ, xăng, nhiên liệu phản lực (jet fuel) và dầu diesel có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, công nghiệp. Vậy thành phần chính của các nhiên liệu này là gì? Ngoài ra, các alkane có phải là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp sản xuất các hoá chất hữu cơ hiện nay không?” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong Bài 15: Alkane B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, danh pháp a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm về alkane, công thức chung của alkane. - Trình bày được quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; áp dụng gọi được tên cho một số alkane (C1-C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử C. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, nghiên cứu SGK, thảo luận hoàn thành phiếu học tập 01, thảo luận trả lời CH 1 - 3 SGK tr 84 c. Sản phẩm học tập: - Khái niệm về alkane - Công thức chung của alkane. - Cách gọi tên theo danh pháp của alkane, tên cho một số alkane (C1-C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử Carbon. - Câu trả lời cho PHT 01