PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text DEMO Q912.pdf

Đề tài: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các hoạt động nhóm trong giảng dạy phân môn Vật lý KHTN lớp 9 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .........................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4 5. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến...........................................................4 B. NỘI DUNG......................................................................................................5 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................5 2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................6 3. Biện pháp thực hiện.......................................................................................8 Biện pháp 1. Giao nhiệm vụ nhóm và vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” để nâng cao tinh thần hợp tác tích cực cho học sinh .........................8 Biện pháp 2. Tích cực vận dụng các kỹ thuật học tập theo nhóm để giúp học sinh phát huy năng lực giao tiếp và tư duy khoa học...................................10 Biện pháp 3. Nâng cao khả năng hợp tác sáng tạo cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế theo nhóm ..............................................13 Biện pháp 4. Tăng cường tổ chức các trò chơi mang tính tập thể trong giờ học Vật lý để học sinh đoàn kết, hợp tác và giao tiếp linh hoạt...................16 Biện pháp 5. Xây dựng “Phiếu đánh giá đồng đội” để học sinh phối hợp chặt chẽ và cải thiện kỹ năng giao tiếp ........................................................19 4. Hiệu quả của sáng kiến................................................................................21 5. Điều kiện cần thiết để thực hiện sáng kiến.................................................22 6. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến..................................................23 C. KẾT LUẬN....................................................................................................23 1. Kết luận .......................................................................................................23 2. Đề xuất, kiến nghị .......................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................24 PHỤ LỤC...........................................................................................................25 1. Bảng câu hỏi khảo sát về năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh lớp 9... trong hoạt động nhóm phân môn Vật lý..........................................................25
Biện pháp 1. Giao nhiệm vụ nhóm và vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” để nâng cao tinh thần hợp tác tích cực cho học sinh * Mục đích: Việc giao nhiệm vụ nhóm và vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong quá trình dạy kiến thức Vật lý được tôi thực hiện nhằm mục đích nâng cao tinh thần hợp tác tích cực cho học sinh. Qua đó tạo điều kiện để các em học tập vui vẻ, chủ động trao đổi và chia sẻ kiến thức trong nhóm để cùng hoàn thành các nhiệm vụ học tập chung. * Nội dung và cách thực hiện: Để thực hiện biện pháp này, tôi đã thực hiện các bước cơ bản dưới đây: Bước 1: Chia lớp thành các nhóm học tập Tôi thực hiện việc chia lớp thành các nhóm nhỏ, luôn đảm bảo số lượng thành viên ở các nhóm là bằng nhau và có học lực ngang nhau. Bước 2: Giao nhiệm vụ học tập Tôi tiến hành giao nhiệm vụ làm việc cho các nhóm để thảo luận tại nhà theo những chủ đề cụ thể ở cuối giờ học. Bước 3: Các nhóm báo cáo hoạt động thảo luận Đại diện các nhóm sẽ có nhiệm vụ báo cáo hoạt động nhóm đã thực hiện được và kết quả cho tôi ở tiết học tiếp theo. Bước 4: Phân tích và đánh giá kết quả thảo luận nhóm Sau khi các nhóm đã trình bày kết quả thảo luận, tôi thực hiện việc phân tích, đánh giá và cho phép học sinh cùng nhau trao đổi, thảo luận, đặt câu hỏi để xây dựng không gian học tập tích cực. Ví dụ 1: Sau khi diễn ra giờ học nội dung Bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính, trang 28, Khoa học tự nhiên 9, Cánh diều, tôi đã chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu, thực hành thí nghiệm. Cách thức thực hiện cụ thể như sau: - Bước 1: Trước tiên, tôi cho cả lớp đếm số để chia nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 6 học sinh. Các học sinh được chia vào nhóm ngẫu nhiên nhưng vẫn cần đảm bảo học mỗi nhóm đều có học sinh khá giỏi và trung bình. - Bước 2: Tiếp đến, tôi đã giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm về nhà cùng nhau tìm hiểu, lựa chọn ý tưởng thí nghiệm vận dụng kiến thức về: Khúc xạ ánh sáng và quay lại video gửi cho tôi.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành thí nghiệm, các nhóm chỉnh sửa video nếu cần thiết và chuẩn bị một báo cáo ngắn gọn về thí nghiệm của mình. Báo cáo này nên bao gồm mục tiêu thí nghiệm, quy trình thực hiện, kết quả quan sát và phân tích thí nghiệm chi tiết, đầy đủ. - Bước 4: Đầu giờ học tiếp theo, tôi sẽ trình chiếu video của các nhóm, sau đó tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi cũng như trả lời các câu hỏi từ các bạn học khác. - Bước 5: Tôi tiến hành củng cố kiến thức cho học sinh sau khi các nhóm đã hoàn thành việc nhận xét, đánh giá. Ví dụ 2: Trước khi diễn ra giờ học Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở, trang 40, Khoa học tự nhiên 9, Cánh diều, tôi đã vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” để nâng cao tinh thần hợp tác nhóm cho học sinh. Cách thức tôi tổ chức hoạt động như sau: - Bước 1: Vào cuối giờ học trước tôi đã cho cả lớp bốc thăm để chọn ra 1 nhóm (khoảng 10 học sinh) để nhận nhiệm vụ chuẩn bị, điều phối giờ học Bài 7 theo mô hình “Lớp học đảo ngược”. Các nhóm còn lại cũng có nhiệm vụ tìm hiểu về bài học để tham gia thảo luận và nhận xét ở tiết học tiếp theo. - Bước 2: Nhóm học sinh được chọn sẽ có thời gian 1 tuần để cùng nhau lên ý tưởng, nghiên cứu nội dung bài học, phân công chuẩn bị tài liệu, hình ảnh liên quan đến: Định luật Ohm. Điện trở. - Bước 3: Đến tiết học, thay vì giảng dạy theo cách truyền thống, tôi đã mời nhóm học sinh lên điều phối tiết học, hướng dẫn các bạn trong lớp khám phá kiến thức. Hoạt động này sẽ giúp các em chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức tiết học cùng tìm hiểu kiến thức.
Biện pháp 3. Nâng cao khả năng hợp tác sáng tạo cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế theo nhóm * Mục đích: Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho nhóm được tôi thực hiện nhằm mục đích chính là giúp học sinh nâng cao khả năng hợp tác sáng tạo trong tiết học. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh cũng được tìm hiểu kiến thức Vật lý một cách chủ động, tích cực hào hứng trong quá trình trao đổi thông tin trong nhóm để cùng hoàn thành những nhiệm vụ được giao. * Nội dung và cách thực hiện: Để thực hiện biện pháp này, tôi đã thực hiện những bước cơ ban sau: Bước 1: Xác định nội dung bài học, chuẩn bị đồ dùng Tại bước này, tôi nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục và xác định mục nội dung bài học phù hợp với biện pháp. Dau đó tiến hành chuẩn bị đồ dùng học tập phù hợp. Bước 2: Cung cấp và củng cố kiến thức về bài học cho học sinh Tại bước này, tôi sẽ cung cấp kiến thức mới cũng như củng cố kiến thức đã được học trước đó cho học sinh. Bước 3: Giới thiệu hoạt động trải nghiệm và chia nhóm Tôi tiến hành giới thiệu cho học sinh về mục tiêu và cách triển khai hoạt động trải nghiệm thực tế theo nhóm. Sau đó, tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ và hướng dẫn các em thảo luận, hợp tác trong quá trình trải nghiệm thực tế để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bước 4: Báo cáo kết quả thực hành Đại diện các nhóm sẽ lần lượt báo cáo kết quả thực hành trải nghiệm sau khi đã thảo luận và thống nhất ý kiến. Bước 5: Nhận xét và chuẩn hoá kiến thức Học sinh ở những nhóm học tập khác được đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý cho nhóm bạn. Cuối cùng, tôi sẽ nhận xét chung và chuẩn hoá kiến thức cho học sinh qua các hoạt động thực hành trải nghiệm. Ví dụ 1: Trong giờ học Bài: Bài tập (Chủ đề 2), trang 39, Khoa học tự nhiên 9, Cánh diều, tôi đã chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hành, báo cáo. Quy trình các bước như sau:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.