Content text Lớp 11. Đề giữa kì 1 (Đề số 4).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Cu = 64, Zn = 65. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cân bằng hoá học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch tại đó A. tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch. B. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. C. tốc độ phản ứng thuận bằng một nửa tốc độ phản ứng nghịch. D. tốc độ phản ứng không thay đổi. Câu 2. Trường hợp nào sau đây dẫn điện được? A. KCl rắn, khan. B. CaCl 2 rắn, khan. C. Glucose tan trong nước. D. HCl hòa tan trong nước. Câu 3. Bậc liên kết và năng lượng liên kết trong phân tử nitrogen (N 2 ) lần lượt là A. 2 và 418 kJ/mol. B. 1 và 386 kJ/mol. C. 3 và 367 kJ/mol. D. 3 và 945 kJ/mol. Câu 4. Giá trị pH của một dung dịch được tính theo biểu thức nào sau đây? A. pH = log[OH - ]. B. pH = -log[H + ]. C. pH = -log[OH - ]. D. pH = log[H + ]. Câu 5. Cho công thức Lewis của phân tử NH 3 như sau: Trong phân tử NH 3 , nguyên tử nitrogen A. còn một electron không liên kết. B. không còn electron liên kết. C. còn một cặp electron không liên kết. D. còn hai cặp elelctron không liên kết. Câu 6. Khí nào sau đây dễ tan trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước? A. Nitrogen. B. Hydrogen. C. Ammonia. D. Oxygen. Câu 7. Trong nước, phân tử/ion nào sau đây thể hiện vai trò là acid Bronsted? A. NH 3 . B. 4NH . C. 3NO- . D. N 2 . Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu. B. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu. C. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn. D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện. Câu 9. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. HF. B. NaOH. C. H 2 O. D. H 2 S. Câu 10. Thời điểm kết thúc chuẩn độ là khi nào? A. Là thời điểm khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta không tiến hành chuẩn độ nữa. B. Là thời điểm khi chất chỉ thị có sự thay đổi đặc tính mà ta có thể quan sát được. C. Là thời điểm mà phép chuẩn độ kết thúc tương ứng theo sự thay đổi các đặc trưng của chất chỉ thị. D. Là thời điểm mà phép chuẩn độ kết thúc tương ứng theo sự thay đổi các đặc trưng của chất chuẩn độ. Câu 11. Để nhận biết dung dịch NH 3 đặc, người ta chuẩn bị hai đầu đũa thủy tinh quấn bong. Đũa 1 nhúng vào dung dịch HCl đặc, đũa 2 nhúng vào dung dịch NH 3 đặc, sau đó đưa lại gần nhau. Hiện tượng xảy ra là A. xuất hiện “khói” trắng. B. xuất hiện “khói” tím. Mã đề thi: 444
C. không có hiện tượng. D. xuất hiện “khói” vàng. Câu 12. Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO 2 (g) ⇀ ↽ N 2 O 4 (g). (màu nâu đỏ) (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có A. o r298H > 0, phản ứng tỏa nhiệt. B. o r298H < 0, phản ứng tỏa nhiệt. C. o r298H > 0, phản ứng thu nhiệt. D. o r298H < 0, phản ứng thu nhiệt. Câu 13. Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét. C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Duy trì sự hô hấp của người và động vật. Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ammonia? A. Trong công nghiệp, ammonia thường được sử dụng với vai trò chất làm lạnh (chất sinh hàn). B. Do có hàm lượng nitrogen cao (82,35% theo khối lượng) nên ammonia được sử dụng làm phân đạm rất hiệu quả. C. Phần lớn ammonia được dùng phản ứng với acid để sản xuất các loại phân đạm. D. Quá trình tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen là quá trình thuận nghịch nên không thể đạt hiệu suất 100%. Câu 15. Mưa acid gây tác động xấu đối với môi trường, con người và sinh vật, rõ rệt nhất khi nước mưa có giá trị pH dưới 4,5. Tác động nào sau đây không phải của mưa acid? A. Ăn mòn các công trình xây dựng. B. Ăn mòn vật liệu kim loại của các công trình ngoài trời. C. Giảm pH của đất và nước, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng, thủy sản,… D. Gây hiệu ứng nhà kính. Câu 16. Cho cân bằng hoá học sau: 2CO 2 (g) ⇀ ↽ 2CO(g) + O 2 (g). Ở T o C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [CO 2 ] = 1,2 M, [CO] = 0,35 M và [O 2 ] = 0,15 M. Hằng số cân bằng của phản ứng tại T o C là A. 1,276.10 -2 . B. 4,375.10 -2 . C. 78,36. D. 22,85. Câu 17. Để giảm sốt hoặc giảm đau, người ta có thể dùng túi chườm lạnh chứa hóa chất. Muối thường được sử dụng trong túi chườm lạnh là A. NH 4 Cl và NH 4 NO 3 . B. KCl và NaNO 3 . C. NaNO 3 và NaCl. D. KNO 3 và KCl. Câu 18. Dựa vào công thức cấu tạo của nitric acid, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nitrogen có số oxi hóa +5, là số oxi hóa cao nhất của nitrogen. B. Liên kết O-H phân cực mạnh về phía nguyên tử hydrogen. C. Phân tử nitric acid có chứa một liên kết cho nhận. D. Phân tử nitric acid phân cực. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho hai phản ứng hóa học: (1) N 2 (g) + 3H 2 (g) o xt,t,p ˆˆˆˆ†‡ˆˆˆˆ 2NH 3 (g) o r298H = –92 kJ (2) N 2 (g) + O 2 (g) ˆˆˆˆˆˆˆ†‡ˆˆˆˆˆˆˆo3000C hoaëctialöûañieän 2NO(g) o r298H = 180kJ a. Trong phản ứng (1), nitrogen đóng vai trò là chất oxi hóa. b. Trong phản ứng (2), nitrogen đóng vai trò là chất khử. c. Phản ứng (1) là quá trình đầu tiên trong quy trình sản xuất nitric acid của Ostwald. d. Phản ứng (2) xảy ra trong những cơn mưa dông kèm theo sấm sét. Câu 2. Cho cốc (a) chứa dung dịch HCl 0,1M và cốc (b) chứa dung dịch CH 3 COOH 0,1M. a. Các phần tử có trong dung dịch cốc (a) gồm H + , Cl – và H 2 O.
b. Các phần tử có trong dung dịch cốc (b) gồm H + , CH 3 COO – và H 2 O. c. Nồng độ mol/L của ion H + trong cốc (a) bằng nồng độ ion H + trong cốc (b). d. Dung dịch trong cốc (a) dẫn điện tốt hơn dung dịch trong cốc (b). Câu 3. Trong cơ thể người, hemoglobin (Hb) kết hợp oxygen phản ứng của người được biểu diễn đơn giản như sau: 22HbOHbOˆˆ†‡ˆˆ Ở phổi, nồng độ oxygen lớn nên cân bằng trên chuyển dịch sang phải, hemoglobin kết hợp với oxygen. Khi đến các mô, nồng độ oxygen thấp, cân bằng trên chuyển dịch sang trái, giải phóng oxygen. Nếu thiếu oxygen ở não, con người có thể bị đau đầu, chóng mặt. a. Cân bằng trên không tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier. b. Để lượng oxygen lên não nhiều hơn thì cần tăng lượng oxygen hít vào phổi. c. Để lượng oxygen lên não nhiều hơn cần giảm lượng oxygen hít vào phổi. d. Khi lên núi cao, một số người gặp hiện tượng đau đầu, chóng mặt là do nồng độ oxygen trong không khí tăng làm giảm lượng oxygen đến các mô não. Câu 4. Phú dưỡng là hiện tượng dư thừa quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng (N, P) trong các nguồn nước làm cho các sinh vật trong nước như vi khuẩn, tảo, rong, rêu,… phát triển nhanh. a. Nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng do nguồn nước thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ... chưa xử lí triệt để thải vào ao hồ. b. Hiện tượng phú dưỡng làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh và làm tăng nguồn oxygen của tôm, cá, … gây mất cân bằng hệ sinh thái. c. Các loại tôm, cá, … ở ao hồ có hiện tượng phú dưỡng thường khỏe mạnh và béo tốt vì có nguồn chất dinh dưỡng phong phú. d. Để khắc phục hiện tượng phú dưỡng ta cần xử lí nước thải trước khi thải vào môi trường, sử dụng phân bón đúng liều lượng, khơi thông kênh rạch, ao hồ, lưu thông dòng nước. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Khi tăng nhiệt độ, có bao nhiêu phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận? 32CaCO()CaO() + CO()ssgˆˆ†‡ˆˆ o r298H>0V 2232SO()O()2SO()gggˆˆ†‡ˆˆ or298H0V 222CO()HO()H()CO()ggggˆˆ†‡ˆˆ o r298H0V 523PCl(g)Cl(g)+PCl(g)ˆˆ†‡ˆˆ o r298H>0V Câu 2. Cho các dung dịch muối sau: NaNO 3 , K 2 CO 3 , CuSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , AlCl 3 và KCl. Trong các dung dịch muối trên, có bao nhiêu dung dịch muối có môi trường trung tính? Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng sau: 0o 2222 0 + O+ O+ HO + O+ Cu , tt 323322xt,tNHNONOHNOCu(NO)NO Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Có bao nhiêu phản ứng mà nitrogen đóng vai trò chất khử? Câu 4. Hòa tan hết 17,4 gam một hợp kim Cu-Zn bằng dung dịch HNO 3 30% dư, thu được dung dịch X và 14,874 L khí NO 2 (ở đkc, giả thiết là sản phẩm khử duy nhất của HNO 3 ). Thành phần % khối lượng của Cu trong hợp kim ban đầu là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). Câu 5. Cho 100 mL dung dịch Ba(OH) 2 0,15M tác dụng với V mL dung dịch HCl 0,0875M, sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là bao nhiêu? Câu 6. Trong bình kín có chứa 80 mol N 2 và 320 mol H 2 , áp suất của hỗn hợp khí ban đầu là 400 bar, nhiệt độ trong bình được giữ không đổi cho đến khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thì lượng N 2 đã phản ứng là 25%. Cho biết áp suất của hỗn hợp khí sau phản ứng là bao nhiêu bar? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.