Content text Ma_de_5105.docx
Mã đề 5105 Trang 1/5 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn thi: SINH HỌC (Đề thi có 05 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 5105 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đồ thị hình bên mô tả sự tăng trưởng kích thước một quần thể thỏ trong môi trường bị giới hạn. Tốc độ tăng trưởng của quần thể đạt giá trị lớn nhất ở khoảng nào trong đồ thị này? A. Khoảng I. B. Khoảng IV C. Khoảng III. D. Khoảng II. Câu 2. Theo quan niệm của Darwin, sự hình thành màu xanh lục của loài sâu ăn lá là kết quả của quá trình A. chọn lọc tự nhiên. B. phiêu bạt di truyền. C. đột biến gene. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 3. Cá chép (A) có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là 2 °C đến 44 °C. Cá rô phi (B) có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là 5,6 °C đến 42 °C. Sơ đồ nào dưới đây mô tả đúng sự phân bố của hai loài cá trên theo nhiệt độ? A. Hình I. B. Hình III. C. Hình II. D. Hình IV. Câu 4. Xác côn trùng trong hổ phách được phát hiện có từ đại Cổ sinh thuộc bằng chứng tiến hóa nào sau đây? A. Sinh học phân tử. B. Tế bào học. C. Hóa thạch. D. Giải phẫu so sánh. Câu 5. So sánh hệ gene của người với một số loài khác, người ta thu được kết quả thể hiện trong bảng sau: Tỉ lệ % giống nhau về hệ gene với người Mè o Gà Bò Tinh tinh Chuộ t Chuố i Ruồi quả Ngườ i 90 % 60 % 80 % 98% 85% 60% 61% Phát biểu nào sau đây sai? A. Tỉ lệ giống nhau về hệ gene chứng tỏ các loài có chung nguồn gốc. B. Sự khác biệt hệ gene giữa mèo với người ít hơn chuột với người. C. Hệ gene của gà và chuối hầu như không khác nhau. D. Tinh tinh là loài có họ hàng gần với người nhất. Câu 6. Cấu trúc nào sau đây ở rễ cây xoài có vai trò kiểm soát lượng chất khoáng đi vào mạch gỗ của cây? A. Đai Caspary. B. Mạch rây. C. Biểu bì rễ. D. Lông hút. Câu 7. Ở ruồi giấm, xét 2 cặp gene B, b và V, v trên cùng 1 cặp NST. Cách viết kiểu gene nào sau đây đúng? A. . B. . C. . D. . Câu 8. Hình sau mô tả các thành phần cấu trúc của nucleic acid, trong đó (1) là đường pentose, (2) là nhóm phosphate, từ (3) đến (7) là các nitrogeneous base. Đơn phân của RNA không có thành phần số A. (4). B. (2). C. (1). D. (7). Câu 9. Trong một quần thể ngô đỏ ở một thửa ruộng, hạt phấn của chúng có thể được gió phát tán sang thụ phấn với quần thể ngô đỏ cùng loài ở thửa ruộng bên cạnh là ví dụ về
Mã đề 5105 Trang 1/5 Biết không phát sinh ra đột biến mới ở tất cả các thành viên trong phả hệ. Xác suất đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III 10 – III 11 không mang allele lặn gây bệnh máu khó đông là A. 1 8 . B. 3 8 . C. 1 3 . D. 3 4 . Câu 18. Gene mã hoá các yếu tố đông máu có thể nằm ở vùng nào của NST X? A. 9. B. 8. C. 10. D. 7. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Kiểu gene Enzyme Đặc điểm của hạt Sbe1 Sgr RR/Rr + YY/Yy Có Có Hạt vàng, trơn rr + YY/Yy Khôn g Có Hạt vàng, nhăn RR/Rr + yy Có Khôn g Hạt xanh, trơn rr + yy Khôn g Khôn g Hạt xanh, nhăn Câu 1. Nhờ sự tiến bộ của khoa học, các tính trạng trong nghiên cứu của Mendel đã được làm rõ cơ chế hóa sinh. Cơ chế của các tính trạng hình dạng hạt và màu hạt được minh họa trong bảng bên. Biết hình dạng hạt do tác dụng của enzyme Sbe1 (chuyển amylose thành amylopectin làm hạt trơn) và Sgr (chuyển diệp lục thành sắc tố vàng). Khả năng mã hóa các enzyme Sbe1 và Sgr của các kiểu gene khác nhau được thể hiện trong bảng (dấu "/" nghĩa là "hoặc"). a) Hạt có kiểu gene yy sẽ có màu vàng do có enzyme Sgr đã phân huỷ diệp lục. b) Cây đậu Hà lan mọc từ hạt vàng, trơn thì cho quả chứa toàn các hạt vàng, trơn. c) Kiểu gene RrYy và Rryy cùng có ít nhất một allele R (tạo Sbe1) nên đều quy định kiểu hình hạt trơn. d) Allele Y mã hóa enzyme Sgr, enzyme này xúc tác cho quá trình chuyển hoá diệp lục thành sắc tố vàng làm hạt có màu vàng. Các chỉ số Trạng thái Người bình thường Người luyện tập thể thao Nhịp tim (số lần/phút) Lúc nghỉ ngơi 75 60 Lúc lao động nặng 100 65 Lượng máu tâm thất trái bơm được (ml/lần) Lúc nghỉ ngơi 60 75 Lúc lao động nặng 75 190 Câu 2. Bảng bên cho biết khả năng làm việc của tim ở người bình thường và người luyện tập thể thao lâu năm: Để so sánh hiệu quả làm việc của tim, người ta dựa vào cung lượng tim (Q), chỉ số này được tính bằng công thức: Q (Cung lượng tim) = Số nhịp tim trong 1 phút (f) × Lượng máu tâm thất trái bơm được mỗi nhịp (Qs). a) Ở trạng thái nghỉ ngơi, tim của người bình thường làm việc nhiều hơn tim của người luyện tập thể thao. b) Việc luyện tập thể thao lâu năm giúp tăng cường cung lượng tim khi ở trạng thái nghỉ ngơi. c) Khi lao động nặng, tim của người luyện tập thể thao lâu năm làm việc hiệu quả hơn so với tim người bình thường khoảng 60,7%. d) Để gia tăng cung lượng tim tức thời đáp ứng cho hoạt động mạnh, người bình thường gia tăng chỉ số f còn người tập thể thao hướng đến việc tăng chỉ số Qs. Câu 3. Chuột chân trắng Peromyscus leucopus là vật chủ mang virus Hanta. Nếu hít phải không khí có nhiễm chất thải của loài chuột này, con người có thể mắc hội chứng phổi Hantavirus. Đây là hội chứng có thể gây tử vong cho người với các triệu chứng: sốt, ho, đau cơ, nhức đầu, thở dốc, hôn mê do suy hô hấp cấp. Các hình bên mô tả sự thay đổi của một số yếu tố môi trường và mật độ chuột chân trắng từ năm 1989 đến năm 1993 ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ. a) Khó có thể dự đoán trước sự bùng phát của hội chứng phổi Hantavirus. b) Sinh khối thực vật phụ thuộc nhiều vào lượng mưa mùa xuân.