Content text 1. Tình hình tội phạm ma tuý ở Việt Nam và một số định hướng phòng ngừa - TS. Lê Nguyên Thanh, Ths. Lê Thị Anh Nga.pdf
1 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA Lê Thị Anh Nga* Lê Nguyên Thanh** Tóm tắt: Dù chỉ chiếm 4% trong tổng số tội phạm được quy định trong BLHS hiện hành, tội phạm về ma tuý lại có tỷ lệ khá cao trong tổng số tội phạm được xét xử trên cả nước (khoảng 34% tính trong năm 2023)1 . Chính vì tính chất nguy hiểm cùng với mức độ phổ biến của nó đã đặt ra nhu cầu phải liên tục cập nhật về tình hình tội phạm về ma tuý để có cơ sở nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cũng như tìm ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Bài viết sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu để làm rõ tình hình tội phạm về ma tuý trên toàn quốc, qua đó đưa ra một số định hướng phòng ngừa loại tội phạm này. Từ khoá: tội phạm ma tuý, tình hình tội phạm, phòng ngừa tội phạm. 1. Đặt vấn đề Tội phạm về ma tuý là nhóm tội phạm nguy hiểm cao không chỉ thể hiện ở đa số tội phạm có mức hình phạt cao trong khung hình phạt mà còn bởi vì nhóm tội phạm này là nguyên nhân phát sinh nhiều tội phạm khác. Theo thống kê được báo cáo tại cổng thông tin được tử của Bộ công an, tội phạm về ma tuý thuộc nhóm tội phạm có tỷ lệ khá cao, chỉ đứng sau nhóm tội phạm về trật tự xã hội 2 . Chính vì sự nguy hiểm và ảnh hưởng đến trật tự an toàn chung của toàn xã hội đã đặt ra nhu cầu cấp thiết tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện và các biện pháp dự báo phòng ngừa tội phạm này trong hầu hết mọi giai đoạn lịch sử. Để có cơ sở đánh giá và tìm hiểu những nội dung này thì trước tiên phải nghiên cứu một cách chi tiết và bao quát tình hình Tội phạm về ma tuý. Bài viết tập trung làm rõ tình hình Tội phạm về ma tuý trên toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2023 thông qua báo cáo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, kết hợp với những phân tích báo cáo được tổng hợp từ kênh thông tin điện tử của Bộ công an để đưa ra một số dự báo cũng như phương hướng phòng ngừa tội phạm này trong tương lai. * Thạc sĩ, giảng viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. ** Tiến sĩ, giảng viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 1 Tính trên số lượng các vụ án xét xử năm 2023 được cung cấp bởi Toà án nhân dân tối cao. 2 Trang thông tin điện tử Bộ Công an, “Số liệu thống kê về công tác đấu tranh” https://bocongan.gov.vn/thong-tin-thong-ke/so-lieu-ve-cong-tac-dau-tranh-phong-chong-toi-pham- nam-2023-d100-t37765.html, truy cập ngày 10/10/2024.
2 2. Đặc điểm tình hình tội phạm về ma túy ở Việt Nam trong những năm gần đây Thứ nhất, tình hình Tội phạm về ma tuý có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và tính chất nguy hiểm được thể hiện bằng con số thống kê. Có thể xem xét tình hình tội phạm qua bốn thông số: thực trạng, cơ cấu, động thái và thiệt hại. Thực trạng của tình hình Tội phạm về ma tuý được tính trên tổng số tội phạm rõ và ẩn đã xảy ra trên thực tế. Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao cho thấy bộ phận tội phạm rõ từ năm 2018 đến năm 2023, trên địa bàn toàn quốc đã xét xử 140.475 vụ phạm tội ma tuý với 192.294 bị cáo. Số lượng vụ phạm tội tăng đều từ năm 2018 đến năm 2021, sau đó giảm nhẹ rồi tiếp tục tăng đến năm 2023. Tuy nhiên, số lượng người phạm tội liên tục tăng trong 06 năm (xem biểu đồ số 01 và 02). Sự suy giảm ở những thời điểm dịch Covid_19 rất có thể là do ảnh hưởng của chính sách cách ly xã hội của Chính phủ khiến số lượng vụ án được xét xử trong thời gian này ít lại, bên cạnh đó, vì hạn chế đi lại và giao dịch trực triếp nên hành vi phạm tội liên quan đến ma tuý giảm. Tuy vậy, số lượng người phạm tội tăng ngay cả khi số vụ phạm tội giảm là con số chứng minh tính chất nguy hiểm của tội phạm này không hề giảm mà ngược lại, tội phạm này đang có xu hướng phát triển với mức độ ngày càng gia tăng cả số lượng và tính chất nguy hiểm của nó. Bên cạnh bộ phận tội phạm rõ này, thực trạng của tình hình tội phạm còn thể hiện ở bộ phận tội phạm ẩn. Đây là những tội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưng chưa được phát hiện hoặc xử lý bởi cơ quan chức năng, do đó không được thống kê. Vì không có trong số liệu thống kê nên đánh giá mức độ ẩn của tội phạm này có phần khó khăn hơn. Thông thường, độ ẩn của tội phạm có thể được đánh giá từ nhiều khía cạnh như độ dài ngắn của thời gian bắt đầu đến khi bị phát hiện, xử lý của một vụ án; đánh giá về phương thức thủ đoạn tinh vi cũng như khả năng khó bị phát hiện của tội phạm. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra Tội phạm về ma tuý có độ ẩn cấp độ IV, thời gian ẩn khá lớn.3 Điều này chứng minh qua số lượng lớn các chuyên án ma tuý có thời gian kéo khá lâu, phải chứng kiến nhiều lần giao dịch thành công của người phạm tội rồi mới phá được án. Độ ẩn tự nhiên của các tội phạm ma trên một số địa bàn được xác định là trên dưới 03 năm.4 3 Đỗ Thành Trường, “Một số vấn đề về tình hình tội phạm trên toàn quốc (2007-2017)(Phần 2)” https://vksndtc.gov.vn/thong-tin/phong-chong-ma-tuy--mua-ban-nguoi/mot-so-van-de-ve-tinh-hinh- toi-pham-ma-tuy-tren-to-d14-t7698.html, truy cập ngày 10/10/2024. 4 Như trên.
3 Biểu đồ số 01. Thực trạng THTP ma tuý trên toàn quốc từ năm 2018-2023 Biểu đồ số 02. Động thái THTP ma tuý trên toàn quốc từ năm 2018-2022 Cơ cấu của tình hình tội phạm là thành phần, tỷ trọng, mối tương quan giữa các nhóm tội, loại tội trong một thời gian nhất định, trên một địa bàn xác định.5 Xét theo thành phần tỷ lệ của các tội phạm được quy định trong Bộ Luật Hình sự hiện hành thì 5 Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh – Chương 3. Tình hình tội phạm, Võ Thị Kim Oanh, Lê Nguyên Thanh (đồng chủ biên), Giáo trình Tội phạm học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức, Tp. HCM, 2011, tr. 111. 19226 21301 23734 24731 24530 26953 24354 27113 30874 33513 35376 41064 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2018 2019 2020 2021 2022 2023 THỰC TRẠNG THTP VỀ MA TUÝ TRÊN TOÀN QUỐC TỪ NĂM 2018-2023. Nguồn: Toà án nhân dân tối cao Số vụ án Số bị cáo 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 ĐỘNG THÁI VỀ THỰC TRẠNG THTP VỀ MA TUÝ TRÊN TOÀN QUỐC, TỪ NĂM 2018-2023. Nguồn: Toà án nhân dân tối cao Số vụ án Số bị cáo
4 có 13 điều luật về các tội phạm cụ thể thuộc nhóm Tội phạm về ma tuý. Nhưng trên thực tế chỉ có tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249) và mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251) là phổ biến nhất với tỷ lệ lần lượt là 63% và 30% (xem biểu đồ số 03 ), số lượng các tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 255) và vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250) chiếm tỷ lệ rất nhỏ - lần lượt là 4% và 2%; số lượng các tội phạm về ma tuý khác chiếm tỷ lệ không đáng kể - tổng cộng khoảng 1%. Biểu đồ số 03. Cơ cấu Tội phạm về ma tuý trên toàn quốc từ năm 2018-2023. (Cơ cấu phân theo tội phạm cụ thể). Xét theo khung hình phạt được áp dụng đối với các tội phạm về ma tuý trong 06 năm cho thấy tội phạm bị xét xử dưới 03 năm tù chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 61%), kế đến là tội phạm có mức hình phạt từ 03 năm đến dưới 7 năm và nhóm tội phạm có mức phạt tù từ 7 năm đến dưới 15 năm có tỷ trọng xấp xỉ nhau (lần lượt là 18% và 15%). Cuối cùng là tội phạm có mức phạt tù trên 15 năm, chung thân, tử hình với tỷ trọng 6% (xem biểu đồ số 03). Diễn biến của tình hình tội phạm cho thấy nhóm tội phạm bị xử phạt tù từ 3 năm đến dưới 15 năm có xu hướng gia tăng vượt bậc so với hai nhóm còn lại. Cụ thể, vào năm 2023 cho thấy tội phạm bị xử phạt tù từ 7 đến 15 năm tăng 152% so với năm 2018, tiếp đó là tội phạm bị xử phạt tù từ 3 năm đến 7 năm (tăng 77%), đứng thứ ba là tội phạm bị xử phạt tù trên 15 năm, chung thân, tử hình (tăng 66%), cuối cùng là tội phạm bị xử phạt dưới 3 năm tù (tăng 44%), xem biểu đồ số 05. Thực tế này cho thấy tình tình tội phạm diễn biến theo xu hướng gia tăng về tính chất nguy hiểm của tội phạm, số tội Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 4% Tội mua bán trái phép chất ma túy 30% Tội vận chuyển trái phép chất ma túy 2% Tội tàng trữ trái phép chất ma túy 63% Tội phạm về ma tuý khác 1% CƠ CẤU THTP VỀ MA TUÝ TRÊN TOÀN QUỐC TỪ NĂM 2018-2023 Nguồn: Toà án nhân dân tối cao