PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BỘ TỔNG HỢP TN-TL KHTN 6 - Chương 4.pdf

CHƯƠNG 4 – VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, THỰC PHẨM KIẾN THỨC – LÝ THUYẾT MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG 1. Một số vật liệu thông dụng ► Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. Gốm Nhựa Thủy tinh Gỗ Cao su Kim loại Hình. Một số vật liệu thông dụng 2. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng a. Nhựa ► Đặc điểm: dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện và bền mới môi trường. → Nhựa được dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày.
◌ Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các vật liệu bằng nhựa, tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao. Lựa chọn các loại nhựa phù hợp cho mục đích. Tìm hiểu các kí hiệu sử dụng đồ nhựa an toàn. ◌ Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. b. Kim loại ► Đặc điểm: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt. ◌ Một số kim loại có tính chất khác như: tính nhẹ, tính cứng, tính bền,... ◌ Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt tố của kim loại. Ví dụ không tiếp xúc trực tiếp với phần dây dẫn điện bị mất lớp nhựa bảo vệ.
◌ Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí. Vì vậy, để bảo vệ, người ta thường sơn lên bề mặt kim loại. c. Cao su ► Đặc điểm: bị biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng, có khả năng chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước. ◌ Khi sử dụng các vật dụng bằng cao su, cần chú ý không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn. d. Thủy tinh ► Đặc điểm: Bền, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất. Thủy tinh trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.
◌ Khi sử dụng các vật dụng thủy tinh cần cẩn thận để tránh rơi vỡ. Lựa chọn loại thủy tinh phù hợp với mục đích sử dụng. e. Gốm ► Đặc điểm: cứng, bền với điều kiện môi trường. Nhiều loại gốm cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao. f. Gỗ Đặc điểm: bền chắc và dễ tạo hình. ◌ Tuy nhiên, gỗ dễ bị ẩm, mốc hay bị mối, mọt,...phá hoại. Người ta thường xử lí gỗ bằng cách sấy, tẩm hóa chất trước khi đưa vào gia công đồ vật. 3. Phân loại các loại vật liệu Vật liệu bằng kim loại Vật liệu bằng thủy tinh, nhựa Vật liệu bằng cao su Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không gỉ Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng, ít bị ăn mòn. Đối với vật dụng bằng kim loại khi để ngoài không khí ẩm, mưa acid và nước biển lâu ngày sẽ bị gỉ (ăn mòn). 4. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.