Content text Bài 1. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT.doc
Trang 1 CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC BÀI 1. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT Mục tiêu Kiến thức + Nêu được dấu hiệu nhận biết một vật bị nhiễm điện. + Lấy được ví dụ đơn giản để chứng minh một vật có thể bị nhiễm điện do cọ xát. Kĩ năng + Làm nhiễm điện cho một số vật bằng cọ xát. + Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
Trang 2 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM - Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát. - Một vật nhiễm điện có thể hút các vật bình thường khác. Một số vật nhiễm điện có thể phóng điện qua các vật khác. Ví dụ: - Ban đầu quả bóng bay không hút các mẩu giấy vụn khi đưa bóng bay lại gần giấy vụn. - Sau khi cọ xát bóng bay vào mảnh len, bóng bay bị nhiễm điện. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Phương pháp giải - Làm cho vật bị nhiễm điện bằng cách cọ xát vật vào len, dạ hoặc vải khô,... - Nhận biết vật đó đã bị nhiễm điện hay chưa bằng dấu hiệu sau: + Đưa vật cần nhận biết lại gần các vật nhẹ, nhỏ như lông chim, mẩu giấy vụn, dòng nước nhỏ...Nếu vật đó hút được các vật nhỏ thì vật đó đã nhiễm điện. Nếu vật đó không hút các vật nhỏ thì vật đó chưa nhiễm điện. + Với một số vật: Sử dụng bút thử điện, 1 đầu tiếp xúc với tay, 1 đầu tiếp xúc với vật cần nhận biết. Nếu bút sáng thì vật đó bị nhiễm điện. Nếu bút không sáng thì vật đó chưa nhiễm điện. Ví dụ mẫu Ví dụ 1. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống sao cho ý nghĩa vật lí được đảm bảo chính xác: Một vật sẽ ... nếu cọ xát nó vào vật khác. Khi cọ xát vỏ của một tuýp thuốc bằng nhựa vào len dạ thì tuýp thuốc có thể....các sợi bông của miếng tẩy trang. Một vật có khả năng.....các vật nhỏ nhẹ khác hoặc.....qua các vật khác ở gần nó. Ta nói vật đó..... Một thước nhựa không.....các mẩu giấy vụn ở gần nó ta nói thước nhựa..... Hướng dẫn giải Một vật sẽ bị nhiễm điện nếu cọ xát nó vào vật khác. Khi cọ xát vỏ của một tuýp thuốc bằng nhựa vào len dạ thì tuýp thuốc có thể hút các sợi bông của miếng tẩy trang. Một vật có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ khác hoặc phóng điện qua các vật khác ở gần nó. Ta nói vật đó bị nhiễm điện. Một thước nhựa không hút các mẩu giấy vụn ở gần nó ta nói thước nhựa không nhiễm điện. Thước nhựa bị nhiễm điện do cọ xát Hút các vật khác Vật trở nên nhiễm điện Cọ xát các vật Làm sáng bút thử điện Một số vật có thể phóng điện qua các vật khác
Trang 3 Ví dụ 2. Một mảnh phim nhựa sau khi được cọ xát nhiều lần vào mảnh len thì có thể hút các mẩu giấy vụn là do: A. Bề mặt mảnh phim nhựa được làm sạch. B. Mảnh phim nhựa bị nhiễm điện. C. Bề mặt mảnh phim nhựa được mài nhẵn. D. Mảnh phim nhựa bị nóng lên. Hướng dẫn giải Khi cọ xát len vào mảnh phim nhựa nhiều lần sẽ làm mảnh phim nhựa bị nhiễm điện. Do đó mảnh phim nhựa có thể hút các mẩu giấy vụn. Chọn đáp án B. Lưu ý: với mảnh phim nhựa bình thường đã rất nhẵn thì khi rửa sạch bằng nước hoặc hơ nóng đều không thể hút các mẩu giấy vụn. Ví dụ 3: Cách nào sau đây sẽ làm nhiễm điện một thước nhựa? A. Cho thước áp sát với một cực của pin. B. Ngâm thước vào nước nóng. C. Cọ xát bằng mảnh vải khô. D. Cho thước tiếp xúc với nam châm. Hướng dẫn giải Khi cọ xát len vào thước nhựa nhiều lần sẽ làm thước nhựa bị nhiễm điện. Vì vậy chọn đáp án C. Lưu ý: khi cho thước nhựa áp sát vào một cực của pin hoặc tiếp xúc với nam châm sẽ không làm cho thước bị nhiễm điện. Thậm chí ngâm thước vào trong nước nóng thì cũng chỉ tăng nhiệt độ của thước chứ không làm thước bị nhiễm điện. *Ví dụ 4. Lấy một thanh thủy tinh cọ xát nhiều lần vào một mảnh lụa. Sau đó sử dụng bút thử điện, một đầu bút tiếp xúc với đầu ngón tay, một đầu bút tiếp xúc với thanh thủy tinh. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. Bút thử điện lóe sáng rồi vụt tắt. B. Bút thử điện phát sáng nhấp nháy. C. Bút thử điện không phát sáng. D. Bút thử điện sáng liên tục. Hướng dẫn giải Sau khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì thanh thủy tinh bị nhiễm điện. Tức là thanh thủy tinh có khả năng phóng điện qua vật khác. Vì thế khi đặt bút thử điện vào, thanh thủy tinh sẽ phóng điện qua bút tới tay chúng ta, tạo ra hiện tượng đó là đèn của bút thử điện lóe sáng rồi vụt tắt. Lưu ý: Vì phóng điện rất nhanh nên đèn báo hiệu của bút thử điện không thể nhấp nháy hoặc sáng liên tục. *Ví dụ 5. Sau khi chải rất kĩ mái tóc dài của mình, An đặt chiếc lược nhựa lên đống bông sợi em Bin vừa xé tung. Hiện tượng gì sẽ xảy với chiếc lược, em hãy giải thích tại sao hiện tượng đó xảy ra? Hướng dẫn giải Hiện tượng xảy ra là: các sợi bông sẽ bám vào chiếc lược nhựa. Giải thích: Sau khi chải rất kĩ mái tóc dài của An, nghĩa là chiếc lược được cọ xát vào tóc. Do đó chiếc lược nhựa bị nhiễm điện. Mà các vật nhiễm điện lại có khả năng hút các vật khác. Vì vậy khi đã đặt chiếc lược nhựa bị nhiễm điện lên đống bông bị xé tung thì chiếc lược sẽ hút các sợi bông khiến cho các sợi bông bám vào xung quanh lược. Lưu ý: Nếu thời gian chải càng lâu thì lượng sợi bông bám vào lược càng nhiều. *Ví dụ 6. Thực hiện thí nghiệm: đưa một thanh thủy tinh đã nhiễm điện lại rất gần dòng nước nhỏ đang chảy ra từ vòi, sau đó lại đưa thanh thủy tinh đó ra rất xa dòng nước nhỏ. Hãy quan sát và mô tả lại hiện tượng xảy ra, đồng thời giải thích tại sao hiện tượng lại xảy ra như vậy? Hướng dẫn giải Hiện tượng xảy ra là: Khi đưa thanh thủy tinh nhiễm điện lại rất gần dòng nước thì ta thấy dòng chảy của nước bị lệch so với hình dạng ban đầu. Sau đó đưa thanh thủy tinh ra rất xa ta lại thấy dòng nước lại trở về tiếp tục duy trì dòng chảy với hình dạng ban đầu. Giải thích: Thanh thủy tinh bị nhiễm điện nghĩa là nó có khả năng hút được các vật nhỏ khác ở gần nó. Vì thế khi đưa thanh thủy tinh này lại rất gần dòng nước thì dòng nước có xu hướng bị hút về phía thanh thủy tinh và kết quả ta nhìn thấy là dòng nước bị lệch so với hình dạng ban đầu. Nhưng sau đó đưa thanh