PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM- HS.docx

HIỆU SUẤT SINH THÁI- THÁP SINH THÁI- DIỄN THẾ SINH THÁI HIỆU SUẤT SINH THÁI PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Hiệu suất sinh thái là A. tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. B. tỉ lệ % năng lượng tích lũy được giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. C. tỉ lệ % năng lượng tiêu hao trong hệ sinh thái. D. tỉ lệ % năng lượng mất qua hô hấp giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Câu 2. Phát biểu nào đúng về hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không. B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn. C. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất. D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 3. Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. dinh dưỡng. D. sinh sản. Câu 4. Hiệu suất sinh thái phản ánh A. hiệu quả sử dụng năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng. B. hiệu quả phân giải chất ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. hiệu quả tổng hợp chất ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. mối quan hệ giữa các loài trong mỗi bậc dinh dưỡng Câu 5. Hiệu suất sinh thái càng cao thì A. mức thất thoát năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng càng thấp. B. mối quan hệ giữa các loài càng chặt chẽ hơn. C. mức thất thoát năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng càng cao. D. mối quan hệ giữa các loài càng kém bền vững hơn. Câu 6. Trong hệ sinh thái, năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao A. thường bằng không. B. thường rất cao. C. thường rất thấp. D. thường bằng nhau. Câu 7. Trong hệ sinh thái, sản phẩm hữu cơ được sinh ra trong một khoảng thời gian, trên một diện tích cụ thể được gọi là A. tổng sản lượng. B. năng suất sinh học. C. tổng chất lượng. D. năng suất thực tế. Câu 8. Sản lượng sinh học trong hệ sinh thái gồm A. sản lượng sơ cấp và sản lượng thứ cấp. B. sản lượng sơ cấp và sản lượng sinh vật. C. sản lượng sinh vật và sản lượng thứ cấp. D. sản lượng sinh vật và năng lượng sinh vật. Câu 9. Trong hệ sinh thái, sản lượng sơ cấp được tạo ra ở A. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật sản xuất. D. Sinh vật phân giải. Câu 10. Trong hệ sinh thái ở một khu rừng nhiệt đới, ánh sáng môi trường cung cấp 10 6  kcal/m 2 /ngày nhưng thực vật chỉ sử dụng được 3,5%, năng lượng mất đi do hô hấp 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được 35 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng được 3,5 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 3 sử dụng được 0,52 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 là bao nhiêu phần trăm? A. 1%. B. 2%. C. 0,1%. D. 0.01%. Câu 11. Trong hệ sinh thái, sản lượng thứ cấp được tạo ra bởi A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật phân giải. C. sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. sinh vật dị dưỡng. Câu 12. Trong một chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái gồm có: cỏ → châu chấu → cá rô. Nếu tổng năng lượng của cỏ là 7,6.10 8 kcal; tổng năng lượng của châu chấu là 1,4.10 7 kcal; tổng năng lượng của cá rô là 0,9.10 6 kcal. Hiệu suất sinh thái của cá rô và của châu chấu lần lượt là
A.1,8% và 6,4%. B. 6,4% và 1,8%. C.4,1% và 4,1%. D. 4,1% và 4,6%. Câu 13. Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là: A.10% và 9%. B. 12% và 10%. C.9% và 10%. D. 10% và 12%. Câu 14. Giả sử năng lượng đồng hóa và hiệu suất sinh thái của các sinh vật dị dưỡng có trong một chuỗi thức ăn được hình thành từ bốn loài sinh vật như sau: Sinh vật tiêu thụ (SVTT) SVTT bậc 1 SVTT bậc 2 SVTT bậc 3 SVTT bậc 4 Mức năng lượng đồng hoá 16.10 5 kcal 4.10 4 kcal 576 kcal Hiệu suất sinh thái 12% Hiệu suất sinh thái và năng lượng đồng hóa của SVTT bậc 3 lần lượt là A.10%; 8.10 3 kcal. B. 12%; 4,8.10 3 kcal. C.25%; 4,8.10 3 kcal. D. 1,2%; 4.10 3 kcal. Câu 15. Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích luỹ được 1152 × 10 3 kcal, tương đương với 10% năng lượng tích luỹ ở bậc dinh dưỡng thấp hơn liền kề với nó. Cá mương tích luỹ được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích luỹ ở giáp xác. Tảo tích luỹ được 12 × 10 8 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là bao nhiêu? A. 12%. B. 10%. C. 15%. D. 6%. Câu 16. Dựa trên hiệu suất sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Là tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. II. Phản ánh hiệu quả sử dụng năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng. III. Hiệu suất sinh thái càng cao thì mức thất thoát năng lượng càng cao. IV. Ở hai bậc dinh dưỡng kế tiếp nhau, hiệu suất sinh thái trung bình khoảng 20%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17. Khi nói đến sản lượng sinh vật sơ cấp, có bao nhiêu phát biểu nào đúng? I. Sản lượng sơ cấp được tạo ra ở sinh vật tiêu thụ. II. Sản lượng sơ cấp được hình thành chủ yếu là động vật. III. Sinh vật sản xuất sử dụng một phần sản lượng sơ cấp thô cho các hoạt động sống, phần còn lại gọi là sản lượng sơ cấp tinh được tích luỹ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. IV. Sản lượng sơ cấp thô được tạo ra ở sinh vật sản xuất trên mỗi đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích.\ A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
THÁP SINH THÁI Câu 18. Loại tháp nào được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng? A. Tháp năng lượng. B. Tháp số lượng. C. Tháp tuổi. D. Tháp sinh khối. Câu 19. Tháp sinh thái nào luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.. A. Tháp năng lượng. B. Tháp sinh khối lượng. C. Tháp số lượng. D. Tháp năng lượng và sinh khối. Câu 20. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại tháp gì? A. Tháp năng lượng B. Tháp số lượng C. Tháp sinh khối D. Tháp tuổi Câu 21. Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được thông tin nào sau đây? A. Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. B.Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng. D.Năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 22. Tháp sinh thái nào có dạng đảo ngược? A. Số lượng cỏ và trâu ăn cỏ. B. Số lượng vật chủ và vật kí sinh. C. Khối lượng sâu và chim ăn sâu. D. Năng lượng cỏ và trâu ăn cỏ. Câu 23. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại tháp gì? A. Tháp năng lượng. B. Tháp số lượng. C. Tháp sinh khối. D. Tháp tuổi. Câu 24. Khi nghiên cứu về tháp sinh thái, phát biểu nào sai?. A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn. B. Tháp số lượng phản ánh số lượng các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Tháp sinh khối phản ánh sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng có thể có dạng không chuẩn. D. Tháp số lượng phản ánh sự tuần hoàn năng lượng trong hệ sinh thái. Câu 25. Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là A. tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết. B. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. C. tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được. D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích. Câu 26. Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được thông tin nào sau đây? A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn. B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã. Câu 27. Hình vẽ mô tả các khu sinh học trên cạn, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Tháp này là tháp năng lượng. II. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là ếch. III. Tổng mức năng lượng bậc dinh dưỡng đứng sau luôn lớn hơn so với tổng mức năng lượng bậc dinh dưỡng đứng trước đó. IV. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 1%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28. Hình mô tả tháp sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng? I.Chuỗi thức ăn này có 3 loài. II.Tháp này có thể có ở hệ sinh thái dưới nước. III. Xét về số lượng ở hệ sinh thái trên cạn thì hệ sinh thái này ít bền vững. IV. Nếu là tháp số lượng ở hệ sinh thái trên cạn thì tính bền vững của tháp này thấp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 29. Hình mô tả tháp sinh thái thức ăn ở sa mạc, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Tháp này là tháp số lượng. II. Trong hệ sinh thái này thì bọ cạp có tổng mức năng lượng lớn hơn chuột. III. Chuỗi thức ăn này có tối đa 3 mắt xích là sinh vật tiêu thụ. IV. Nếu bậc dinh dưỡng cấp 2 diệt vong thì khả năng ít nhất có 2 loài giảm kích thước. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30. Khi nói về tháp sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng? I.Dựa vào tháp sinh thái ta có thể dự đoán hướng phát triển của quần xã tương ứng. II.Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. III.Tháp sinh thái mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. IV.Tháp năng lượng là dạng hoàn thiện nhất luôn có đáy lớn đỉnh bé. A.4. B. 1. C.2. D. 3.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.