PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 1. Gene và quá trình tái bản DNA (Lý thuyết).pdf


Gene và sự tái bản DNA (LT) ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh Tel (Zalo): 0358.969.708 – Email: [email protected] 02 + Ở tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi DNA (tái bản hay tự sao) diễn ra vào pha S trong kì trung gian của chu kì tế bào. + Ở tế bào nhân sơ, quá trình nhân đôi DNA diễn ra khi tế bào chuẩn bị nhân đôi (trước khi phân chia tế bào). - Ý nghĩa: + Tái bản DNA là cơ chế phân tử của sự truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. + Giúp các nhiễm sắc thể (mỗi nhiễm sắc thể bao gồm một phân tử DNA) nhân đôi → tạo ra các bản sao của nhiễm sắc thể (DNA) → nhằm chuẩn bị cho quá trình phân bào → truyền lại cho các tế bào con. 2. Diễn biến Giai đoạn Enzyme chính Diễn biến Khởi đầu sao chép (1) Enzyme tháo xoắn DNA (gyrase hay topoisomerase). (2) Enzyme tách mạch (helicase). (3) Enzyme tổng hợp đoạn mồi (primase) - Một số protein và enzyme liên kết vào điểm khởi đầu sao chép (oriC) → tháo xoắn phân tử và tách dần hai mạch về cả 2 phía kể từ điểm khởi đầu sao chép → tạo thành đơn vị tái bản gồm 2 chạc tái bản (chạc Y), để lộ ra các mạch khuôn. - Sau đó, enzyme primase (bản chất là RNA polymerase) sử dụng mạch DNA làm khuôn tổng hợp nên đoạn RNA ngắn được gọi là đoạn mồi, cung cấp đầu 3'-OH cho enzyme DNA polymerase tổng hợp mạch mới. Tổng hợp mạch mới (kéo dài) (4) DNA polymerase (tổng hợp mạch mới) (5) DNA ligase (nối các đoạn Okazaki lại tạo mạch hoàn chỉnh. - Tại mỗi chạc sao chép, các mạch DNA được tách thành hai mạch đơn đến đâu thì enzyme DNA polymerase tổng hợp mạch mới đến đó. Mạch mới được kéo dài bằng cách gắn thêm nucleotide vào đầu 3' của đoạn RNA mồi theo NTBS A - T, G - C với mạch khuôn. - Vì DNA được cấu tạo từ hai mạch ngược chiều nhau và DNA được tách thành hai mạch đơn đến đâu được enzyme DNA polymerase tổng hợp các mạch mới theo cùng một chiều 5' → 3' nên một trong hai mạch mới được tổng hợp liên tục (mạch liên tục, mạch dẫn đầu), trong khi mạch mới còn lại được tổng hợp thành từng đoạn ngắn gọi là Okazaki (mạch gián đoạn, mạch ra chậm). - Sau khi các đoạn Okazaki được tổng hợp, enzyme DNA polymerase tiến hành loại bỏ đoạn mồi và tổng hợp đoạn DNA thay thế. Tiếp đến, một loại enzyme nối (ligase) sẽ gắn các đoạn Okazaki lại với nhau. Kết quả: + Ở tế bào nhân sơ (prokaryote), kết thúc quá trình tái bản, từ một DNA tạo ra hai phân tử mới giống nhau và giống với phân tử DNA mẹ. + Ở tế bào nhân thực (eukaryote), kết thúc quá trình tái bản, từ một DNA tạo ra hai phân tử mới bị ngắn đi ở đầu mút so với phân tử DNA mẹ, hiện tượng này gọi là sự cố đầu mút.
Gene và sự tái bản DNA (LT) ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh Tel (Zalo): 0358.969.708 – Email: [email protected] 03 3. Nguyên tắc - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới được kéo dài bằng cách gắn thêm nucleotide vào đầu 3' của nucleotide đứng trước và bổ sung với mạch khuôn theo NTBS A - T, G - C. - Nguyên tắc bán bảo toàn (bán bảo tồn): trong mỗi phân tử DNA có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.