Content text 1727690588-39_Luận cứ bảo vệ tranh đòi nhà cho thuê.docx
QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ (V/v: B vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trong vụ án “Đòi nhà cho thuê”) Kính thưa HĐXX, Tôi là Luật sư P.T.H.T, thuộc Công tuy luật TNHH HL (Đoàn luật sư thành phố H) xin trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông P.K.L là Nguyên đơn trong vụ kiện đòi nhà cho thuê số … Phố C với Bị đơn là bà N.T.T1 và anh N.Q.T2 như sau: Bản án sơ thẩm số 26 ngày 26/11/2007 của Tòa án Nhân dân quận H quyết định bác yêu cầu khởi kiện đòi nhà của Nguyên đơn vì cho rằng: Án hộ số 88 ngày 16/12/1969 của Tòa án khu H chia cho ông L.V.P được sở hữu toàn bộ tầng gác nhà M phố C. Vì ông P vắng mặt nên giao cho Nhà nước quản lý nhưng sau khi đất nước được giải phóng ông P không về H2 nhận tài sản. Bà L.T.N tuy được ông P nhượng lại tài sản nhưng đã không đăng ký quyền sở hữu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, căn cứ điều 3 (khoản 1,2), điều 5 Nghị quyết 775 và điều 1 Nghị quyết 23 thì án hộ số 88 ngày 16/12/1969 của Tòa án khu H được coi là văn bản quản lý nhà theo chính sách cải tạo nhà đất của nhà nước và Nhà nước đã hoàn tất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với toàn bộ tầng gác nhà M phố C. Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là trái pháp luật và không phù hợp với các tình tiết khách quan của hồ sơ vụ án trên cơ sở phân tích sau: Về hình thức: - Quan hệ pháp luật mà Nguyên đơn yêu cầu tòa án giải quyết: Đòi nhà cho ở nhờ giữa tư nhân với tư nhân. - Luật nội dung áp dụng để giải quyêt: Nghị quyết số 58 (để xác định quan hệ giữa Nguyên đơn và Bị đơn là giữa tư nhân với tư nhân, tình trạng nhà thuộc trường hợp vắng chủ nhưng có người quản lý từ 1969 đến 1982, từ 1982 là có chủ, tư cách bị đơn là ở nhờ vì không có quan hệ thuê nhà với chủ sở hữu), Nghị quyết 755 (để xác định tầng gác này tuy án hộ có tuyên giao cho Nhà nước quản lý nhưng thực tế Nhà nước không quản lý thì vẫn là nhà của tư nhân không phải thuộc sở hữu Nhà nước), nghị quyết 23 (để xác định tầng gác không thuộc trường hợp mà người ở thuê được hợp thức về chủ quyền, Nghị
đối với tầng gác số 01 phố C. Như vậy, kể từ năm 1982 thì tầng gác này không còn là nhà vắng chủ nữa mà thuộc sở hữu của bà N. Từ năm 1984 đến 1987 bà N liên tục gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xin hưởng quyền sở hữu nhưng do Nhà nước chưa có chính sách nên chưa được giải quyết. Căn cứ Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ M30 ngày 19/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về thi hành những mệnh lệnh hoặc án của Tòa án đã hết hiệu lực tháng 4/1975. Thông báo thuế thổ trạch ngày 17/4/1975 Sở Tài chính vẫn gửi yêu cầu bà N.T.G do bà N quản lý là chủ sở hữu nhà số M phố C nộp thuế. Căn cứ Đơn ngày 23/11/1984 và 15/1/1986 của bà N thì đó chính là văn bản thể hiện bà N đã thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu nhà với Nhà nước và có bút phê của cơ quan có thẩm quyền đề nghị giải quyết. Năm 1992 bà N mất, sau khi mẹ mất từ năm 1993 đến nay các con của bà N (gồm 4 nguyên đơn) đã liên tục đòi nhà nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh. Đến năm 1998 có Nghị quyết 58 thì tầng gác của nhà M phố C được xác định là nhà tư nhân đang có người ở nhờ. Nghị quyết 58 quy định nếu đòi nhà thì phải lo chỗ ở. Còn từ năm 2005 trở đi thì chủ nhà có quyền đòi nhà mà không phải tạo chỗ ở cho người đang ở. Do 4 anh em con bà N không có điều kiện nên đến năm 2005 họ mới tiến hành khởi kiện đòi nhà. 3. Về tư cách của những người đang ở tại tầng gác (các bị đơn) gồm 2 hộ: Bà N.T.T1và anh N.Q.T2 (bố là N.X.B) trước đây là những người thuê nhà của cụ G. Từ năm 1969 cụ G mất và ngôi nhà M phố C bị chia thừa kế. Như vậy, quan hệ thuê nhà của họ với cụ G chấm dứt. Chủ mới là ông P cũng như người quản lý nhà của ông P (bà N) không xác lập quan hệ hợp đồng mới với họ. Do đó, họ là những người ở nhờ tại đây chứ không phải ở thuê. Nhà nước cũng không xác lập quan hệ hợp đồng thuê nhà với họ vì án hộ số 88 ngày 16/12/1969 của Tòa án khu H không quyết định Nhà nước phải xác lập hợp đồng thuê nhà với họ. Chính Nhà nước không quản lý tầng gác này nên họ không được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. 4. Tuy tại án hộ số 88 quyết định giao Nhà nước quản lý phần tài sản mà ông P được tòa án chia. Nhưng căn cứ vào các xác nhận của Cơ quan quản lý nhà của quận H (trước kia là Xí nghiệp quản lý nhà H), Sở Tài nguyền Môi Trường và Nhà đất thành phố H2 (trước kia là Sở nhà đất) thì trên thực tế Nhà nước đã không hề quản lý kể từ năm 1969. Như vậy, tại thời điểm hiện nay tầng gác M C vẫn là nhà thuộc sở hữu tư nhân chứ không phải là nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Cũng theo quy định tại điều 5 Nghị quyết 755 thì bản án của tòa án (là cơ quan tư pháp) không được coi là văn bản quản lý nhà. Mặt khác, quyền sở hữu của ông P được xác lập theo quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án và vì ông P đi vắng nên tòa án quyết định giao cho Nhà nước tạm quản lý tài sản cho ông P khi nào ông P về H2 thì giao lại.Do vậy án hộ số 88 không phải là văn bản quản lý nhà tư nhân theo quy định của chính sách cải tạo nhà đất của Nhà nước. Ngoài ra thời điểm năm 1969