Content text Lớp 11. Đề KT chương 6 (Đề số 1).docx
Bước 2: Đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng (khoảng 60℃) rồi để yên. Sau vài phút lấy ống nghiệm ra khỏi cốc. a. Sau bước 2, lớp bạc sinh ra sáng bám trên thành ống nghiệm. b. Có thể thay dung dịch acetaldehyde bằng dung dịch acetone thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi. c. Trong thí nghiệm trên, acetaldehyde đóng vai trò là chất khử. d. Ở bước 2, có thể đun sôi hỗn hợp chất phản ứng trong ống nghiệm để phản ứng xảy ra nhanh hơn. Câu 3. Cho ba chất hữu cơ A, B, C có cùng công thức phân tử là C 3 H 6 O. Chất A có mạch carbon và có phản ứng tráng bạc; chất B không có phản ứng tráng bạc nhưng có phản ứng iodoform; chất C làm mất màu nước bromine. Khi hydrogen hóa C rồi oxi hóa sản phẩm thì được A. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A, B, C theo danh pháp thay thế. a. Chất A có tên thay thế là propanal. b. Chất B có tên thay thế là propanone. c. Chất C có tên thay thế là propan – 2 – ol. d. A, B, C là ba chất đồng phân của nhau. Câu 4. Chanh là một loài thực vật cho quả nhỏ, thuộc chi Cam chanh (Citrus), khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới – chủ yếu dùng nước ép của nó, thế nhưng phần cơm (các múi của chanh) và vỏ cũng được sử dụng, chủ yếu là trong nấu ăn và nướng bánh. Nước ép chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol/lít) citric acid, điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. Citric acid có công thức cấu tạo là a. Citric acid tác dụng tối đa với NaHCO 3 theo tỉ lệ mol 1 : 3. b. Citric acid thuộc loại hợp chất đa chức. c. Công thức phân tử của citric acid là C 6 H 6 O 7 . d. Citric acid tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Từ phổ khối lượng (MS) của acetic acid ở hình dưới đây: Phân tử khối của acetic acid bằng bao nhiêu? Câu 2. Cho các chất: acetic aldehyde, acetylene, ethanol, propanal, acetone. Có bao nhiêu chất có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 ? Câu 3. Số đồng phân có cùng công thức phân tử C 5 H 10 O có khả năng tham gia phản ứng iodoform là bao nhiêu? Câu 4. Giấm được sử dụng khá phổ biến để chế biến thức ăn. Bạn Mai muốn xác định nồng độ acetic acid có trong giấm ăn bằng cách sử dụng dung dịch sodium hydroxyde 0,1M để chuẩn độ. Bạn lấy mẫu giấm ăn đó để làm thí nghiệm và kết quả chuẩn độ 3 lần như bảng sau: Thí nghiệm Thể tích giấm (mL) Thể tích dung dịch NaOH 0,1 M cần dùng (mL)