PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text QL00062- BT Hỏi và đáp môn LSĐ - 2024.pdf

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Ban biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Đoàn Thanh Thủy TS. Triệu Thị Trinh 2. Thành viên: TS. Đỗ Thị Yến TS. Nguyễn Thị Phúc TS. Lê Hương Giang HỎI VÀ ĐÁP LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LƯU HÀNH NỘI BỘ HÀ NỘI, NĂM 2024
1 LỜI GIỚI THIỆU Ngày 03 tháng 02 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của cách mạng nước ta, Đảng không chỉ là đội tiền phong lãnh đạo giai cấp công nhân, mà còn là đại biểu chân chính cho lợi ích của toàn thể dân tộc Việt Nam. Từ mốc son lịch sử ấy, Đảng đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cả dân tộc ta đã đoàn kết, đồng lòng, kiên quyết đấu tranh, trong hơn 90 năm qua, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách làm nên những thắng lợi vĩ đại, qua đó càng minh chứng sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được giảng dạy ở các trường đại học, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa cung cấp tri thức, sự kiện lịch sử, vừa nâng cao trình độ nhận thức chính trị, trình độ, năng lực tư duy, đồng thời coi trọng việc giáo dục cho sinh viên truyền thống cách mạng, giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách “Hỏi và đáp Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” được các giảng viên của khoa Lý luận chính trị, Trường đại học Lao động – Xã hội biên soạn dựa trên cơ sở giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 2021. Cụ thể: Phần Tự luận do TS. Triệu Thị Trinh và TS. Lê Hương Giang biên soạn; Phần Trắc nghiệm do TS. Đoàn Thanh Thủy, TS. Đỗ Thị Yến và TS. Nguyễn Thị Phúc biên soạn. Nội dung cuốn sách bám sát nội dung chương trình học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, làm rõ từng giai đoạn lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng ra đời, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến thắng lợi, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới cùng những bài học về sự lãnh đạo của Đảng. Các câu hỏi, câu trả lời được tác giả vừa chắt lọc từ kiến thức cơ bản cần nắm vững của môn học; đồng thời mở rộng, làm sâu sắc hơn nội dung các vấn đề để người dạy và người học hệ thống lại các kiến thức của môn học, phục vụ có hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã kế thừa nội dung các giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, giảng viên trong và ngoài Trường Đại học Lao động – Xã hội, tuy nhiên chắc chắn vẫn có thể hoàn thiện thêm, rất mong nhận được những góp ý quý báu của quý độc giả để nâng cao chất lượng cuốn sách. Góp ý xin được gửi về Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Lao động – Xã hội, 43, Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, ĐT: 02462635000. Xin trân trọng giới thiệu! Tập thể tác giả
2 PHẦN I CÂU HỎI TỰ LUẬN
3 Chương nhập môn ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Gợi ý trả lời: - Đối tượng nghiên cứu trước hết là các sự kiện lịch sử Đảng. Cần phân biệt rõ sự kiện lịch sử Đảng gắn trực tiếp với sự lãnh đạo của Đảng. Phân biệt sự kiện lịch sử Đảng với sự kiện lịch sử dân tộc và lịch sử quân sự trong cùng thời kỳ, thời điểm lịch sử. Môn học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu sấu sắc, có hệ thống các sự kiện lịch sử Đảng, hiểu rõ nội dung, tính chất, bản chất của các sự kiện đó gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Các sự kiện thể hiện quá trình Đảng ra đời, phát triển và lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, kháng chiến cứu quốc và xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trên các lĩnh vực chính trị, quân sựu, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... - Đảng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước bằng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn. Lịch sử Đảng có đối tượng nghiên cứu là Cương lĩnh, đường lối của Đảng, phải nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung Cương lĩnh, đường lối của Đảng, cơ sở lý luận, thực tiễn và giá trị hiện thực của đường lối trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh, đường lối đúng đắn là điều kiện trước hết quyết định thắng lợi của cách mạng. Phải không ngừng bổ sung, phát triển đường lối phù hợp với sự phát triển của lý luận và thực tiễn và yêu cầu của cuộc sống; chống nguy cơ sai lầm về đường lối, nếu sai lầm về đường lối sẽ dẫn tới đổ vỡ, thất bại. - Đối tượng nghiên cứu của lịch sử Đảng là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực tiễn của Đảng trong tiến trình cách mạng. Nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam làm rõ thắng lợi, thành tựu, kinh nghiệm, bài học của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, kháng chiến giành độc lập, thống nhất, thành tựu của công cuộc đổi mới. Từ một quốc gia phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, một nước thuộc địa, bị đế quốc, thực dân cai trị, dân tộc Việt Nam đã giành lại độc lập bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử; tiến hành hai cuộc kháng chiến giải phóng, bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước; thực hiện công cuộc đổi mới đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đảng cũng thẳng thắn nêu rõ những khuyết điểm, hạn chế, khó khăn, thách thức, nguy cơ cần phải khắc phục, vượt qua. - Đối tượng nghiên cứu của lịch sử Đảng là nghiên cứu, làm rõ tổ chức của Đảng, công tác xây dựng Đảng qua các giai đoạn và thời kỳ lịch sử. Nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng để nêu cao hiểu biết về công tác xây dựng Đảng trong các thời kỳ lịch sử về chính

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.