Content text GA_SinhHoc12_CTST_ C1- Bài 7. Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 7: DI TRUYỀN HỌC MENDEL VÀ MỞ RỘNG HỌC THUYẾT MENDEL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel. - Trình bày được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Mendel. - Nêu được tính quy luật của hiện tượng di truyền và giải thích thí nghiệm của Mendel. - Trình bày được cơ sở tế bào học trong các thí nghiệm của Mendel dựa trên mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Nêu được vì sao các quy luật di truyền của Mendel đặt nền móng cho di truyền học hiện đại. - Giải thích được sản phẩm của các allele thuộc cùng một gene và thuộc các gene khác nhau có thể tương tác với nhau quy định tính trạng. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học: tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, kiến thức liên quan, đọc thông tin và quan sát phân tích hình ảnh, sơ đồ, trả lời các câu hỏi trong SGK và hoàn thiện các nội dung được phân công. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: ○ Rèn luyện và phát triển được năng lực diễn đạt bằng văn bản (qua việc ghi tóm tắt các ý chính đã được trong SGK), bằng lời nói (qua việc trình bày những gì đã lĩnh hội được hoặc bằng giải thích, thuyết minh sơ đồ/slide trước tổ, nhóm hoặc trước lớp). ○ Rèn được các kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp với GV; đánh giá và tự đánh giá; biết phân công công việc giữa các thành viên một cách hợp lí khi hợp tác thông qua thảo luận tổ, nhóm.
2 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được phương pháp lai giống cây trồng thu được năng suất cao (có biến dị tổ hợp tốt). Năng lực sinh học: - Năng lực nhận thức sinh học: ○ Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel. ○ Nêu được tính quy luật của hiện tượng di truyền và giải thích thí nghiệm của Mendel. ○ Trình bày được cơ sở tế bào học trong các thí nghiệm của Mendel dựa trên mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Nêu được vì sao các quy luật di truyền của Mendel đặt nền móng cho di truyền học hiện đại. ○ Giải thích được sản phẩm của các allele thuộc cùng một gene và thuộc các gene khác nhau có thể tương tác với nhau quy định tính trạng. - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Trình bày được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Mendel. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được một số ứng dụng thực tiễn của quy luật Mendel: có thể dự đoán kết quả lai, xác định cá thể trội thuần chủng để làm giống thu được năng suất cao. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: rèn luyện đức tính kiên trì, tự học tập, tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, kiên trì vượt qua khó khăn theo tấm gương của Mendel. - Trung thực: rèn ý thức tổ chức kỉ luật bản thân và kỉ luật nhóm, tuân thủ theo sự hướng dẫn của các thầy cô. - Trách nhiệm: báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; biết lắng nghe, chia sẻ và học tập lẫn nhau. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo. - Hình 7.1 - 7.10 SGK và các hình ảnh liên quan. - Video giới thiệu về Mendel và quy luật di truyền: https://youtu.be/HjEtKfpkxN4.
3 - Giấy A0, bút lông nhiều màu, phấn màu. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo. - Sưu tầm thêm ngoài SGK các tư liệu về thí nghiệm/cuốn sách Danh nhân thế giới kể về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Mendel; nghiên cứu, sưu tầm ví dụ về các hiện tượng đồng trội, gene đa allele, tác động của một gene lên nhiều tính trạng xảy ra trong thực tiễn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định được các vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về học thuyết di truyền Mendel. b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. - Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video về Mendel và quy luật di truyền, yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm (3 - 4 HS) trả lời các câu hỏi sau: 1. Đối tượng nghiên cứu của Mendel là gì? 2. Mendel tiến hành thí nghiệm nhằm mục đích gì? 3. Ông đã giải thích sự truyền vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể sinh vật theo những quy luật nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát quá trình tiến hành hoạt động của các nhóm, gợi ý (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm xung phong báo cáo kết quả thảo luận.
4 - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, không chốt đáp án. - GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 7. Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel a. Mục tiêu: Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK tr.40 và tìm hiểu về Gregor Johann Mendel và bối cảnh ra đời thí nghiệm nghiên cứu di truyền. c. Sản phẩm học tập: Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr.46 tìm hiểu về Gregor Johann Mendel và bối cảnh ra đời thí nghiệm của ông. Sau đó thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi 1: Điểm khác biệt trong nghiên cứu di truyền các đặc tính ở sinh sản của Mendel so với các quan điểm về di truyền học đường thời là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục I, thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát; gợi ý, định hướng HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV sử dụng https://wheelofnames.com/ để lựa chọn nhóm báo cáo. - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung. I. BỐI CẢNH RA ĐỜI THÍ NGHIỆM CỦA MENDEL - Gregor Johann Mendel (1822 – 1884) được công nhận là “cha đẻ của di truyền học hiện đại”. - Điểm khác biệt trong nghiên cứu di truyền các đặc tính ở sinh vật của Mendel so với các quan điểm về di truyền học đương thời là: + Mendel nghiên cứu riêng rẽ từng cặp tính trạng; + Số lượng cá thể đem phân tích lớn.