Content text BÀI 9 - KHÁM PHÁ THIÊN NHIÊN VÀ XÃ HỘI.docx
1 BÀI 9: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (VĂN BẢN THÔNG TIN) A. MỤC TIÊU Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản; đánh giá được sự phù hợp giữa nội dung và nhan đề văn bản; đề xuất được các nhan đề văn bản khác. Đánh giá được cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong văn bản. Phân biệt được dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; nhận biết và đánh giá được tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản. Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; so sánh được hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin chỉ dùng ngôn ngữ và văn bản thông tin có kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ. Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản; thái độ và quan điểm của người viết; đánh giá, phê bình được văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc. Nhận biết được các biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu. Viết được kết quả báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên và xã hội. Biết trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp; nhận xét đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình. Trung thực trong học tập và nghiên cứu. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh liên quan, nội dung các PHT, câu hỏi để giao nhiệm vụ học tập cho HS. Bảng phụ, giá treo tranh (trưng bày sản phẩm học tập của HS) (nếu có), giấy A4/ A0/ A1/ bảng nhóm để HS trình bày kết quả làm việc nhóm, viết lông, keo dán giấy/ nam châm. SGK, SGV. Một số tranh, ảnh do GV chuẩn bị có liên quan đến nội dung bài học (dùng cho hoạt động mở đầu hoặc các hoạt động hình thành kiến thức mới). Phiếu KWL, các PHT,… C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2 ĐỌC VĂN BẢN 1: KHUÔN ĐÚC ĐỒNG CỔ LOA: “NỎ THẦN” KHÔNG CHỈ LÀ TRUYỀN THUYẾT (Theo Hà Trang) Thời gian thực hiện: 03 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Bố cục, mạch lạc của VB thông tin; dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong VB thông tin; tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong VB; việc tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu. Cách đọc VB thông tin, trong đó đặc biệt chú ý đến những kĩ năng mới ở lớp 12 như: suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các dữ liệu và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của VB, đánh giá được thái độ và quan điểm của người viết, đánh giá được sự phù hợp giữa nội dung và nhan đề VB; đề xuất được các nhan đề VB khác; đánh giá cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong VB; phân biệt dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; nhận biết và đánh giá tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong VB. 2. Về năng lực: a. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản thông tin. Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thông tin văn bản. Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng thể loại. 3. Về phẩm chất: Trung thực trong học tập và nghiên cứu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh liên quan, nội dung các PHT, câu hỏi để giao nhiệm vụ học tập cho HS. Bảng phụ, giá treo tranh (trưng bày sản phẩm học tập của HS) (nếu có), giấy A4/ A0/ A1/ bảng nhóm để HS trình bày kết quả làm việc nhóm, viết lông, keo dán giấy/ nam châm. 2. Học liệu: SGK, SGV. Một số tranh, ảnh do GV chuẩn bị có liên quan đến nội dung bài học (dùng cho hoạt động mở đầu hoặc các hoạt động hình thành kiến thức mới). Phiếu KWL, các PHT,… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức
3 Lớp Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng 2. Kiếm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ Khám phá những điều chưa biết về Khuôn đúc đồng thành Cổ Loa. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập tương ứng d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ: Hs nghe đoạn nhạc, chỉ ra những chi tiết có trong truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy có trong đoạn nhạc? GV giao nhiệm vụ cho các tổ tìm hiều về thành Cổ Loa, sưu tầm các loại hình ảnh về đồ đồng thời Âu Lạc. B2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS lắng nghe yêu cầu từ GV, tìm hiểu để chia sẻ trước lớp B3. Báo cáo thảo luận: - GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp. B4. Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV dẫn vào bài học mới: Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Tthủy đã để lại những dấu lịch sử quan trọng cha ông thời kì dựng nước. Những thành tựu mà nhà nước Âu Lạc đạt được – đặc biệt là kĩ thuật đúc đồng, đã trở thành cảm hứng sáng tạo, niềm tự hào của những người dân đất Việt trong quá trình dựng nước và giữ nước. - Thành cổ Loa được xây dựng được ở Đông Anh- Hà Nội. - Thành xây theo hình xoắn ốc. Hiện tại vẫn còn nhiều dấu tích tồn tại. - Cụm di tích Cổ Loa gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy. Bóc trần các chi tiết hoang đường kì ảo, người đọc thu nhận rất nhiều thông tin hữu ích về quá trình dựng nước, giữ nước và mất nước của Thục Phán An Dương Vương. - Tranh ảnh về vũ khí bằng đồng thời cổ đại Nỏ thần- Cao Lỗ
4 Hộ tâm phiến Kiếm ngắn Tên đồng HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN a. Mục tiêu: – Kích hoạt kiến thức nền về VB thông tin đã học. – Bước đầu nhận biết được những khái niệm như bố cục, mạch lạc của VB thông tin; dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong VB. b. Nội dung: Gv đặt các câu hỏi tìm hiểu về văn bản thông tin. c. Sản phẩm: Phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ 4 Nhóm HS thực hiện những nhiệm vụ học tập sau 1) Liệt kê những điều cần chú ý tìm hiểu khi đọc một VB thông tin. 1. Bố cục, mạch lạc của văn bản thông tin. 1.1.Bố cục: - Khái niệm: Bố cục là cách sắp xếp, tổ chức các phần của văn bản.