Content text CHƯƠNG 3. TỪ TRƯỜNG - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.docx
a. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng các đường sức từ. b. Các đường sức của từ trường đều có thể là các đường cong cách đều nhau. c. Các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là các đường cong kín. d. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo đó là một đường sức của từ trường. Câu 7. Cho một dây dẫn thẳng AB mang dòng điện có chiều từ A đến B như hình vẽ. Phát biểu Đ – S a. Nhìn từ B, các đường sức ngược chiều với kim đồng hồ. b. Các vị trí càng gần dây dẫn thì cường độ từ trường càng nhỏ. c. Nếu chiều dòng điện bị đảo ngược lại từ B đến A, các đường sức từ sẽ có dạng là các đường tròn đồng tâm nằm trên dây dẫn và có chiều ngược chiều kim đồng hồ. d. Nếu cường độ dòng điện tăng lên thì mật độ đường sức từ sẽ không thay đổi. Câu 8. Cho hai nam châm thẳng đặt gần nhau và đối diện nhau. Phát biểu Đ – S a. Nếu cực Bắc của một nam châm đối diện với cực Nam của nam châm kia, chúng sẽ hút nhau. b. Nếu hai cực cùng cực đối diện, đường sức từ sẽ đi ra từ một nam châm và kết thúc ở nam châm kia. c. Nếu hai cực Bắc của hai nam châm đặt đối diện nhau, các đường sức từ sẽ đẩy lẫn nhau tạo thành một khu vực không có đường sức từ giữa chúng. d. Đưa hai cực của nam châm ra xa nhau, lực từ tương tác giữa chúng sẽ mạnh hơn so với khi chúng đặt gần nhau. Câu 9. Bạn An đang thực hiện một thí nghiệm về từ tính giữa hai nam châm A và B. Bạn ấy đang muốn biểu diễn lực tương tác giữa hai nam châm. Vì vậy bạn ấy đã vẽ đường sức từ như hình. Từ hình cho biết: Phát biểu Đ – S a. Các cực Nam (S) hướng đối diện nhau. b. Đường sức từ sẽ xuất phát từ điểm có từ trường mạnh nhất và kết thúc ở điểm có từ
trường yếu nhất. c. Khi hai nam châm cùng cực đặt đối diện nhau, đường sức từ sẽ bị biến dạng, bởi vì sự tương tác giữa hai từ trường sẽ làm cho các đường sức từ bị uốn cong và hướng ra xa nhau. d. Nếu các cực cùng tên của hai nam châm đặt đối diện nhau nhưng không chạm, có thể quan sát thấy một số đường sức từ chạm vào nhau tại điểm giữa hai nam châm. Câu 10. Đây là hình ảnh các mạt sắt phân bố xung quanh dòng điện thẳng. Phát biểu Đ – S a. Khi có dòng điện thẳng, các mạt sắt phân bố tạo thành các đường tròn đồng tâm quanh dây dẫn. b. Các đường sức từ do dòng điện thẳng tạo ra là như nhau ở mọi điểm xung quanh dây dẫn. c. Nếu đảo chiều dòng điện, các mạt sắt sẽ đảo chiều. d. Nếu tăng cường độ dòng điện, mật độ các đường sức từ xung quanh dây dẫn sẽ giảm. Câu 11. Các mạt sắt phân bố xung quanh một nam châm hình chữ U như hình. Phát biểu Đ – S a. Các mạt sắt tập trung chủ yếu ở hai đầu cực của nam châm, điều này cho thấy hai cực là có từ trường mạnh nhât. b. Các đường sức từ xuất phát từ cực Bắc và kết thúc ở cực Nam.