PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ SỐ 20.docx

ĐỀ SỐ 20 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích kể lại việc Hộ thức dậy, thấy ân hận, dằn vặt vì tối hôm trước say rượu và đã đánh đuổi vợ đi. Câu 2 (0,5 điểm): Đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong lời thoại: “A Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình,... Mợ thương...”: (1) Là lời nói của Từ, hướng tới đứa con. (2) Sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm (trợ từ, thán từ); sử dụng các câu ngắn, câu đặc biệt. Câu 3 (1,0 điểm): Người kể chuyện trong văn bản đặt điểm nhìn vào nhân vật Hộ, kể qua cái nhìn, tâm trạng, suy nghĩ của Hộ. Đó là điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri. Tác dụng: giúp nhà văn vừa kể chuyện vừa đi sâu phân tích được tâm lý của nhân vật này; giúp nhà văn diễn tả một cách cụ thể những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật Hộ về những hành động, cử chỉ của bản thân và về người vợ (Từ). Câu 4 (1,0 điểm): (1) Lời thoại: “A... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!...” của Hộ cho thấy sự ăn năn, day dứt của Hộ sau khi nhớ lại những hành động, cử chỉ đê tiện của mình: “đêm qua hẳn say rượu, đi la cà chán rồi về, lại gây sự với Từ; hình như hẳn lại đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ...”. (2) Lời thoại: “Không!... Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ,...” của Từ cho thấy Từ là một người phụ nữ giàu lòng vị tha, thấu hiểu sự vất vả của người chồng. Câu 5 (1,0 điểm): Học sinh lựa chọn một chi tiết liên quan đến nhân vật Hộ hoặc Từ, lí giải vì sao mình lại thích nhất chi tiết đó bằng cách chỉ ra xem chi tiết đó nói lên hành động/cử chỉ/suy nghĩ nào của nhân vật, cho thấy nhân vật là người như thế nào, chi tiết ấy có chứa đựng yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào không. Ví dụ: Chi tiết “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”. Đây là chi tiết nói lên “sự ý tứ của Từ” như “Hộ hiểu thế”. Mặc dù bị chồng đối xử tệ bạc (bị đánh đuổi đi) nhưng biết khi chồng tỉnh dậy sẽ khát nước (do uống nhiều rượu, miệng sẽ khô và đắng) nên Từ đã chuẩn bị một ấm đầy nước ấm cho chồng. Chi tiết cho thấy Từ là một người vợ hiền lành, ý tứ, luôn mang trong mình sự biết ơn đối với chồng, thấu hiểu được gánh nặng và những đau khổ mà người chồng phải trải qua. II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nêu cảm nhận khái quát về một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Thuật hứng số 24 (chọn một trong số các biểu hiện sau: coi thường danh lợi, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống giản dị mà thanh cao, giữ trọn tấm lòng trung hiếu với dân với nước). b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận (1) Nêu hoàn cảnh của Nguyễn Trãi khi viết bài thơ: Về quan về ở ẩn nơi thôn dã, làm công việc của một lão nông và vui thú với thiên nhiên. (2) Phân tích một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ: Học sinh chọn và phân tích một trong các biểu hiện sau: - Nguyễn Trãi là người coi thường danh lợi: Bỏ lại công danh/ thoát khỏi vòng danh lợi, về với chốn thanh nhàn, không bận tâm đến những lời khen chê của người đời, tỏ ra ung dung, tự tại (hai câu đề). - Nguyễn Trãi có những thú vui giản dị nhưng thanh cao nơi thôn dã: vớt bèo trong ao cạn, cấy rau muống để lấy rau ăn; phát cỏ trong ao, trồng hoa sen để thưởng hoa (hai câu thực); chan hòa với thiên nhiên: lấy gió trăng làm bầu bạn; lấy khói lam chiều và ráng mây đỏ làm nguồn vui (hai câu luận). - Nguyễn Trãi trọn đời trung với nước, hiếu với dân - tấm lòng ấy dẫu có mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen (hai câu kết).

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.