Content text Chương 4 - Chủ đề 1 - Cấu trúc hạt nhân - HS.doc
CHƯƠNG IV- VẬT LÍ HẠT NHÂN CHỦ ĐỀ 1: CẤU TRÚC HẠT NHÂN • Yêu cầu cần đạt (Trích từ CTGDPT Vật lí 2018): - Rút ra được sự tồn tại và đánh giá được kích thước của hạt nhân từ phân tích kết quả thí nghiệm tán xạ hạt α. - Biểu diễn được kí hiệu hạt nhân của nguyên tử bằng số nucleon và số proton. - Mô tả được mô hình đơn giản của nguyên tử gồm proton, neutron và electron. • Cấu trúc nội dung: I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ………………………………………………………………… Lý thuyết chung của chủ đề + Phương pháp giải kèm ví dụ. II. BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ……………………………………………….. (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT) 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn 2. Câu trắc nghiệm đúng sai: 3. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn : III. BÀI TẬP LUYỆN TẬP………………………………………………………………… (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT)
Mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford Mô hình đám mây electron 2. Cấu trúc hạt nhân - Cấu trúc hạt nhân: Hạt nhân được tạo thành bới hai loại hạt là proton và neutron, hai loại hạt này có tên chung là nucleon. Hạt Điện tích Khối lượng Proton (p) + e ≈ 1,6.10 -19 C 1,67262.10 -27 kg Neutron (n) 0 1,67493.10 -27 kg Ví dụ: Hạt nhân Si có cấu tạo gồm 14 proton và 14 neutron. - Kí hiệu hạt nhân: A ZX Z là số proton trong hạt nhân hay số điện tích của hạt nhân. A là số khối hay tổng số nucleon trong hạt nhân. (A – Z) là số neutron trong hạt nhân. X là kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. Ví dụ: Hạt nhân 12 6C có A = 12 (12 hạt nucleon); Z = 6 (6 hạt proton); A – Z = 6 (6 hạt neutron). - Khối lượng của hạt nhân: - Đơn vị khối lượng nguyên tử: amu (1 amu có giá trị bằng 1 12 khối lượng nguyên tử của đồng vị 12 6C )