Content text CHỦ ĐỀ 7. GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU-GV.pdf
1 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƢƠNG 7: GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU Học sinh: ...................................................................................... Lớp: ................... Trƣờng .............................................................. Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST MỚI MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƢU Ý
2 CĐ1: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ CĐ2: Alkane CĐ3: Alkene CĐ4: Nguồn nhiên liệu CĐ5: Ôn tập chƣơng 7 CĐ1 GIỚI THIỆU VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ 1. Khái niệm hợp chất hữu cơ - Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số hợp chất như oxide của carbon (CO, CO2), carbonic acid (H2CO3), muối carbonate (CaCO3, ...), ... Thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố C, thường có các nguyên tố H, O, N, Cl, ... Đường mía chứa saccharose (C12H22O11) Dung dịch sát khuẩn chứa ethylic alcohol (C2H5OH) Giấm táo chứa acetic acid (CH3COOH) 2. Phân loại hợp chất hữu cơ - Dựa vào thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ được chia thành hai loại: Hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon. Hydrocarbon Dẫn xuất của hydrocarbon - Phân tử chỉ gồm hai nguyên tố là C và H. VD: CH4, C2H4, C3H8, C6H6, ... - Trong phân tử, ngoài nguyên tố C còn có nguyên tố khác như O, N, Cl, ... và thường có H. VD: CCl4, C2H5Cl, C2H5OH, C3H7O2N, ... 3. Hóa học hữu cơ - Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. II. Công thức phân tử và công thức cấu tạo 1. Công thức phân tử (CTPT) - Công thức phân tử cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. VD: Công thức phân tử của methane: CH4 (gồm 2 nguyên tố C, H trong đó có 1C và 4H). Công thức phân tử của acetic acid: C2H4O2 (gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó có 2C, 4H, 2O)
3 KIẾN THỨC CẦN NHỚ - Trong công thức cấu tạo: + Liên kết giữa hai nguyên tử bằng 1 cặp electron dùng chung gọi là liên kết đơn (kí hiệu “– ”). + Liên kết giữa hai nguyên tử bằng 2 cặp electron dùng chung gọi là liên kết đôi (kí hiệu “=”). Ngoài ra còn có liên kết ba “ ” sẽ được nghiên cứu sau. - Công thức cấu tạo gồm công thức cấu tạo đầy đủ (biểu diễn tất cả các liên kết) và công thức cấu tạo thu gọn (không biểu diễn liên kết giữa C và H, H và O, ... mà viết gọn thành từng nhóm). Hợp chất Công thức phân tử Công thức cấu tạo đầy đủ Công thức cấu tạo thu gọn Methane CH4 CH4 Ethylene C2H4 CH2 = CH2 Ethylic alcohol C2H6O CH3 – CH2 – OH III. Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ ♦ Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử - Các hợp chất hữu cơ thường được tạo ra chủ yếu từ các nguyên tố phi kim Liên kết hóa học chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. - Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị: C(IV), N (III), O (II), H, F, Cl, Br, I (I). Hóa trị = số cặp e dùng chung = số gạch nối “–”. ♦ Mạch carbon - Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon không chỉ liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau thành mạch carbon: mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh hoặc mạch vòng. CH3 – CH2 – CH2 – CH3 Mạch hở không phân nhánh Mạch hở phân nhánh Mạch vòng ♦ Trật tự liên kết trong phân tử - Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử. Sự thay đổi trật tự liên kết giữa các nguyên tử sẽ làm thay đổi tính chất của hợp chất hữu cơ. Chất Ethylic alcohol Dimethyl ether Methyl chloride Công thức phân tử C2H6O C2H6O CH3Cl Công thức cấu tạo CH3 – CH2 – OH CH3 – O – CH3 CH3 – Cl Tính chất vật lí Chất lỏng, tan vô hạn trong nước Chất khí, tan ít trong nước Chất khí, tan rất ít trong nước Tính chất hóa học Tác dụng với Na Không tác dụng với Na Không tác dụng với Na Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc đồng thời vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.
4 ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Hãy cho biết trong các chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ cơ? chất nào là hợp chất vô cơ? CaCO3 thành phần chính của đá vôi Citric acid (C6H8O7) có trong quả chanh Tinh bột (C6H10O5)n có trong ngũ cốc (NH2)2CO thành phần chính của đạm urea cần thiết cho cây trồng NaCl thành phần chính của muối ăn NaHCO3 thành phần chính của baking soda Hƣớng dẫn giải Hợp chất hữu cơ: Citric acid (C6H8O7), tinh bột (C6H10O5)n, urea (NH2)2CO. Hợp chất vô cơ: CaCO3, NaCl, NaHCO3. Câu 2. Cho các hợp chất sau: (1) CaCl2; (2) CH2 = CH - Cl; (3) C6H5 - CHO; (4) Na2CO3; (5) Al(OH)3; (6) CuSO4; (7) Ba(NO3)2. Hợp chất nào là chất hữu cơ, hợp chất nào là hợp chất vô cơ? Hƣớng dẫn giải Hợp chất hữu cơ: (2), (3) Hợp chất vô cơ: (1), (4), (5), (6), (7). Câu 3. Cho các hợp chất: C3H6 (1), C7H6O2 (2), CCl4 (3), C8H18 (4), C6H5N (5) và C4H4S (6). Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hydrocarbon, hợp chất nào là dẫn xuất hydrocarbon? Hƣớng dẫn giải Hydrocarbon: (1), (4) Dẫn xuất hydrocarbon: (2), (3), (5), (6) Câu 4. Cho các chất sau: C2H4, CO2, CH4, CH3COOH, C2H7NO2, C6H12O6, CaCO3, C6H6, C2H5Cl, C2H5OH, C2H2, NaHCO3. Hãy phân loại các chất trên thành hợp chất vô cơ, hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon. Hƣớng dẫn giải Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ