Content text SKKN Xuất sắc cấp Tỉnh_Giáo dục lòng biết ơn.PDF
“Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh”. I. Mô tả bản chất của sáng kiến Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng Giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ Giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và kĩ năng xã hội. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Hiện nay đất nước ta đang trên đà công nghiệp hoá hiện đại hoá, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn. Trong sự bận rộn ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người thân trong gia đình và xã hội, hay nói cách khác đây chính là sự vô tâm, không để ý đến những người xung quanh. Có một thực tế đáng báo động đó là một số người đã và đang lạm dụng thiết bị điện tử thông minh. Dù ở nhà, ở cơ quan hay nơi công cộng chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lớn và trẻ em chăm chú vào màn hình máy tính, điện thoại, ipad mà không quan tâm đến thế giới xung quanh. Điều đó làm cho tình cảm sự yêu thương giữa con người với con người dần trở nên mờ nhạt. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng, dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Do đó ngay từ tuổi mầm non, chúng ta không chỉ giáo dục cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống, mà điều quan trọng hơn cả đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự yêu thương, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh
2 Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh”. 1. Giải pháp cũ thường làm - Trong những năm gần đây, nhu cầu học kỹ năng sống, các chuẩn mực đạo đức của trẻ em đã “bùng nổ”.Điều đó thể hiện sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc giáo dục con em mình. - Tuy nhiên trên thực tế cho ta thấy, kết quả của giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh, về phẩm chất, nhân cách, đạo đức cho trẻ em cần sự phối hợp của nhiều yếu tố ( gia đình, nhà trường, xã hội), từ lâu vấn đề này được đặt ra và đến nay nó vẫn là câu hỏi lớn. Riêng ở Việt Nam, chương trình giảng dạy trong nhà trường hiện nay vẫn còn quá tập trung vào trí dục, còn đức dục, thể dục và mỹ dục chưa được chú trọng đúng mực. - Bên cạnh đó, phần lớn phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh ở các trường mầm non nông thôn, cha mẹ trẻ luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích thính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn trẻ được học đọc và học viết ngay khi đang học tại trường mầm non. Các bậc phụ huynh còn muốn chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 là trẻ phải biết đọc, biết viết, biết đánh vần và làm tính, còn việc giáo dục cho trẻ kỹ năng cho trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh, kỹ năng giao tiếp ứng xử của trẻ không quan trọng. - Từ những vấn đề thực tiễn trên, để thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non thực sự có chất lượng và đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có sự phối hợp hài hòa giữa chăm sóc và giáo dục một cách toàn diện thông qua các lĩnh vực phát triển. - Đối với giáo viên mầm non, thường tập trung lo lắng rèn luyện cho trẻ những hành vi, thói quen trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường, đơn giản là rèn cho trẻ khả năng chờ đợi, đến lượt, biết chú ý lắng nghe, làm việc theo nhóm, biết lĩnh hội kiến thức khi cô giáo dạy, chính vì vậy giáo viên phải giành rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ mầm non có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường. Trong thực tế ở các trường mầm non nói chung, và ở trường tôi nói riêng việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh, đã được đưa vào chương trình giáo dục trẻ, trong các tiết học kỹ năng, và tích hợp nội dung này trong các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ.. v..v...nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao... Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ gì, ăn có nhiều không, ăn có hết xuất không, có cao lớn khoẻ mạnh không...chứ chưa thực sự quan
3 tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Bên cạnh đó, một số trẻ được bố mẹ nuông chiều và luôn được đáp ứng nhu cầu của mình, vì vậy trẻ trở nên ích kỉ, không biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi với bạn. Song, do yêu cầu của phụ huynh và điều kiện cơ sở vật chất cũng như tài liệu tham khảo để định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục còn ít nên kết quả thực hiện nội dung này chưa thực sự hiệu quả. + Ưu điểm: - Bộ giáo dục đào tạo đã phát động phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương. - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình và Phòng giáo dục- đào tạo TP Tam Điệp có kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ từng năm học với những biện pháp cụ thể để thực hiện phong trào thi đua, trong đó có kế hoạch chỉ đạo các nhà trường rèn luyện kỹ năng sống biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ đến mọi người xung quanh cho trẻ ở các bậc học, cấp học, đây chính là định hướng giúp cho các nhà trường cũng như giáo viên thực hiện các nội dung rèn luyện kỹ năng sống biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người cho trẻ phù hợp. - Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang với các phòng học kiên cố đạt chuẩn, luôn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, các phòng chức năng cũng như trang thiết bị đồ dùng dạy học đầy đủ đảm bảo yêu cầu, môi trường giáo dục trong và ngoài lớp đều đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện nên đã tạo điều kiện tốt cho trẻ vui chơi, học tập. - Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực về công tác quản lý chỉ đạo nên các phong trào cũng như mọi hoạt động của nhà trường ngày một đi lên. - Đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng trẻ hóa, đảm bảo về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng. - Các bậc phụ huynh có nhiều đổi mới về nhận thức, luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. + Nhược điểm: - Là địa phương có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên đời sống của nhân dân nói chung và các bậc phụ huynh mầm non nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. - Do tác động của xã hội làm cho trẻ bị ảnh hưởng một số thói quen xấu nên việc rèn luyện cho trẻ có kỹ năng sống biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh còn gặp nhiều khó khăn. - Do tập quán, lối sống nông thôn nên kỹ năng giao tiếp, thích ứng của các cháu còn hạn chế, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. - Một số giáo viên chưa xem việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ biết yêu thương,
4 quan tâm, chia sẻ là quan trọng và cần thiết đối với trẻ. - Một bộ phận phụ huynh do điều kiện kinh tế gia đình phải đi làm ăn xa nên sự gần gũi về tình cảm cũng như việc chăm sóc giáo dục con cái còn hạn chế. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ, thậm chí 1 số gia đình còn thiếu kỹ năng sống, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cho trẻ ở nhà cũng như ở trường. - Trong phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” tập trung nhiều nội dung chung cho các bậc học, nhiều giáo viên chưa hiểu sâu về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào? Chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non ra sao? Chính vì vậy các giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung giáo dục trẻ cho phù hợp lứa tuổi. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra một số biện pháp giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh. Trước khi thực hiện áp dụng các biện pháp, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ ở lớp 5 tuổi A như sau: + Bảng 1: Bảng kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp TT Nội dung giáo dục Số trẻ được đánh giá Trước khi áp dụng Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ biết lễ phép, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người 35 18 51,4 17 48,6 2 Trẻ biết chơi đoàn kết, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè 35 19 54,2 16 45,8 3 Trẻ biết cách thể hiện lòng yêu thương với mọi người qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động 35 20 57,1 15 42,9 4 Trẻ biết kiểm soát cảm xúc và xử lý tình huống 35 18 51,4 17 48,6 Qua bảng khảo sát cho thấy tỉ lệ trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh đạt hiệu quả chưa cao. Đây chính là điều tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giáo dục nhân cách trẻ trở nên tốt hơn. Với những kinh nghiệm đã học và được học tập qua bạn bè đồng nghiệp, sách báo, internet...tôi đã áp dụng các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh như sau: