PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bai 26 - On tap chuong 7.pdf

BÀI 26: ÔN TẬP CHƯƠNG 7 ❖ CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. [KNTT-SGK] Khi so sánh kim loại nhóm IA với các kim loại khác trong cùng chu kì, nhận định nào sau đây không đúng? A. Có tính khử mạnh nhất. B. Có thế điện cực chuẩn âm nhất. C. Có bán kính nguyên tử lớn nhất. D. Có nhiều electron hoá trị nhất. Hướng dẫn giải Trong cùng một chu kì, kim loại nhóm IA có tính khử mạnh nhất, giá trị thế điện cực chuẩn âm nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất. Kim loại nhóm IA chỉ có 1 electron hóa trị nên so với các kim loại khác trong cùng chu kì, kim loại nhóm IA có ít electron hóa trị hơn. Câu 2. [KNTT-SGK] Trong quá trình Solvay, ở giai đoạn tạo thành NaHCO3 tồn tại cân bằng sau: NaCl+ NH3 + CO2 + H2O ‡ˆˆ ˆˆ† NaHCO3 + NH4Cl Khi làm lạnh dung dịch trên, muối bị tách ra khỏi dung dịch là A. NaHCO3. B. NH4Cl. C. NaCl. D. NH4HCO3. Hướng dẫn giải Do NaHCO3 ít tan hơn các muối khác nên kết tinh trước, bị tách ra khỏi dung dịch. Câu 3. [KNTT-SGK] Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không có quy luật. D. Không đổi. Hướng dẫn giải Dựa vào bảng 25.4 (SGK trang 120) Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 giảm dần. Câu 4. [KNTT-SGK] Độ bền nhiệt trong dãy muối carbonate từ MgCO3 đến BaCO3 biến đổi như thế nào? A. Tăng dẩn. B. Giảm dần. C. Không có quy luật. D. Không đổi. Hướng dẫn giải Dựa vào biến thiên enthalpy của phản ứng nhiệt phân. Độ bền nhiệt trong dãy muối carbonate từ MgCO3 đến BaCO3 tăng dần. Câu 5. [KNTT-SGK] Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion nào sau đây? A. Ion sulfate và ion chloride. B. Ion nitrate và ion hydrogencarbonate. C. Ion magnesium và ion calcium. D. Ion sodium và ion potassium.
Hướng dẫn giải Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các cation Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng. Câu 6. [KNTT-SGK] Trình bày cách phân biệt dung dịch CaCl2và dung dịch BaCl2 bằng màu ngọn lửa và bằng phương pháp hoá học. Hướng dẫn giải * Cách phân biệt dung dịch CaCl2 và dung dịch BaCl2 bằng màu ngọn lửa - Trích các dung dịch trên làm mẫu thử và đánh số thứ tự. - Nhúng đầu dây inox sạch vào một mẫu thử, rồi đưa vào ngọn lửa không màu. Lặp lại tương tự với mẫu thử còn lại: + Mẫu thử nào cháy cho ngọn lửa đỏ cam chứa dung dịch CaCl2. + Mẫu thử nào cháy cho ngọn lửa màu lục chứa dung dịch BaCl2. * Cách phân biệt dung dịch CaCl2 và dung dịch BaCl2 bằng phương pháp hóa học - Trích các dung dịch trên làm mẫu thử và đánh số thứ tự. - Nhỏ dung dịch Na2CrO4 vào hai mẫu thử: + Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng chứa dung dịch CaCl2. + Mẫu thử xuất hiện kết tủa vàng chứa dung dịch BaCl2. Phương trình hóa học: Na2CrO4 + CaCl2 → 2NaCl + CaCrO4↓ (trắng) Na2CrO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaCrO4↓ (vàng) Câu 7. [KNTT-SGK] Trong công nghiệp, quá trình nung vôi được thực hiện theo phản ứng: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) 0 DrH298 = 179,2 kJ a) Cho biết quá trình nung vôi là quá trình toả nhiệt hay quá trình thu nhiệt. b) Trình bày một số ứng dụng chính của sản phẩm nung vôi. c) Nêu một số tác hại của quá trình nung vôi thủ công đối với môi trường. Hướng dẫn giải a) Quá trình nung vôi có 0 DrH298 > 0 nên đây là quá trình thu nhiệt. b) Sản phẩm chính của quá trình nung vôi là CaO, được sử dụng làm vật liệu xây dựng, tẩy uế, sát trùng. c) Tác hại của quá trình nung vôi thủ công đối với môi trường - Phát thải khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. - Các lò nung vôi thủ công thường không có kế hoạch khai thác nguyên liệu, khiến nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt. ❖ CÂU HỎI SÁCH BÀI TẬP NHẬN BIẾT Câu 26.1 [KNTT-SBT] Trong nhóm IA và IIA, theo chiều từ trên xuống dưới trong mỗi nhóm, tính kim loại biến đổi như thế nào? A. Không đổi. B. Giảm dần. C. Tăng dần. D. Không có quy luật. Hướng dẫn giải Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần và số lớp electron cũng tăng. Do đó bán kính nguyên tử tăng ⟶ Khả năng nhường electron tăng⟶ Tính kim loại tăng Câu 26.2 [KNTT-SBT] Khi đun nóng nước tự nhiên, muối nào sau đây bị phân huỷ tạo thành cặn đá vôi trong phích nước, ấm đun nước? A. Ca3(PO4)2. B. CaCl2. C. CaSO4. D. Ca(HCO3)2. Hướng dẫn giải PTHH: Ca(HCO3)2→ CaCO3 ↓ + H2O + CO2 ↑ Câu 26.3 [KNTT-SBT] Trong quá trình Solvay, NH3 được tái chế khi cho dung dịch NH4C1 tác dụng với
A. CaO. B. NaOH. C. KOH. D. Ba(OH)2. Hướng dẫn giải PTHH: 2NH4Cl + CaO → CaCl2 + H2O + 2NH3 Câu 26.4 [KNTT-SBT] Ion Ca2+ (Z = 20) đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển xương, giúp duy trì hoạt động của cơ bắp, kích thích máu lưu thông, điều tiết một số loại hormone,... Tổng số proton và electron của ion Ca2+ là A. 40. B. 42. C. 38. D. 18. Hướng dẫn giải Ion Ca2+ có số electron = 18, số proton = 20 => Tổng số proton và electron của ion Ca2+ là 38 Câu 26.5 [KNTT-SBT] Ở nhiệt độ phòng, muối nào sau đây dễ tan trong nước? A. SrSO4. B. MgSO4. C. CaSO4. D. BaSO4. Hướng dẫn giải Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 giảm dần Dựa vào bảng 25.4 (SGK trang 120) Câu 26.6 [KNTT-SBT] Khi đốt nóng tinh thể NaCl trong ngọn lửa đèn khí không màu thì tạo ra ngọn lửa có màu A. đỏ cam. B. tím nhạt. C. vàng. D. đỏ tía. Hướng dẫn giải Các ion kim loại nhóm IA cho ngọn lửa màu đặc trưng: ion Li+ màu đỏ tía, ion Na+ màu vàng, ion K+ màu tím nhạt. Câu 26.7 [KNTT-SBT] Các đại dương là những kho muối vô tận với nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao. Trong nước biển, hai nguyên tố kim loại có nhiều nhất là A. sodium và magnesium. B. đồng và kẽm. C. nhôm và sắt. D. vàng và bạc. Hướng dẫn giải Trong nước biển, hai nguyên tố kim loại có nhiều nhất là sodium và magnesium. Câu 26.8 [KNTT-SBT] Kim loại Na ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na ở trạng thái cơ bản là A. 3s23p5 . B. 3s2 . C. 3s1 . D. 3s23p1 . Hướng dẫn giải Chu kì 3 => có 3 lớp electron; nhóm IA => có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Câu 26.9 [KNTT-SBT] Các hợp chất dễ tan của kim loại kiềm, kiềm thổ là thành phần cung cấp dinh dưỡng của nhiều loại phân bón hoá học phổ biến. Hợp chất nào sau đây dễ tan, là thành phần dinh dưỡng chính trong phân bón superphosphate? ; A. KCl. B. CaSO4.2H2O. C. NaNO3. D. Ca(H2PO4)2. Hướng dẫn giải
Thành phần dinh dưỡng chính trong phân bón superphosphate là Ca(H2PO4)2. THÔNG HIỂU Câu 26.10 [KNTT-SBT] Kim loại nhóm IA nào sau đây dễ mất electron hoá trị nhất, được dùng sản xuất tế bào quang điện? A. Cs. B. Li. C. Na. D. K. Hướng dẫn giải Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần và số lớp electron cũng tăng. Do đó bán kính nguyên tử tăng ⟶ Khả năng nhường electron tăng. Câu 26.11 [KNTT-SBT] Trong các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs, nhiệt độ nóng chảy và độ cứng biến đổi như thế nào? A. Không đổi. B. Giảm dần. C. Tăng dần. D. Không có quy luật. Hướng dẫn giải Dựa vào bảng 24.2 (SGK trang 110) Câu 26.12 [KNTT-SBT] Thực hiện bốn phản ứng hoá học theo sơ đồ: Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của kim loại. Công thức hoá học của T là A. NaOH. B. CaCO3. C.Na2CO3. D. CaO. Hướng dẫn giải X là NaHCO3; Y là Na2CO3, Z là CaCO3, T là CaO Câu 26.13 [KNTT-SBT] Xét phản ứng phân huỷ muối carbonate của kim loại nhóm IIA: MCO3(S) → MO(s) + CO2(g) 0 DrH298 Từ MgCO3 đến BaCO3, biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng biến đổi như thế nào? A. Không đổi. B. Giảm dần. C. Tăng dần. D. Không có quy luật. Hướng dẫn giải Dựa vào biến thiên enthalpy chuẩn trong bảng sau: Câu 26.14 [KNTT-SBT] Ở nhiệt thường, độ tan của các hydroxide tăng dần trong dãy từ Mg(OH)2 đến Ba(OH)2. Từ thông tin này có thể dự đoán được khả năng phản ứng với nước của các kim loại từ Mg đến Ba biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Không đổi. C. Không có quy luật. D. Giảm dần.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.