Content text Chuyên Đề 29 - MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG.docx
CHUYÊN ĐỀ: NÊU VÀ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG PHẦN A: LÝ THUYẾT 1. Phân loại bài tập: Chia làm 2 dạng chính : – Cho trước hiện tượng – Chỉ yêu cầu giải thích – Chỉ cho các chất phản ứng – Yêu cầu xác định hiện tượng và giải thích. Để làm được bài tập thuộc dạng thứ 2 này thì trước hết dựa vào đầu bài, phải xác định được : + Các chất phản ứng vừa hết (vừa đủ) với nhau, không có chất dư. + Trong các chất phản ứng có 1 chất đã phản ứng hết, chất còn lại dư. 2. Những điều cần lưu ý khi làm bài tập – Ghi nhớ được tính chất vật lý của các loại chất (đặc biệt là trạng thái và màu sắc của chất). – Biết vận dụng tính chất của từng loại chất để giải thích. – Ngôn ngữ hoá học cần phải chính xác. – Khi đọc đầu bài cần phân tích rõ: chất nào cho vào trước, chất nào cho vào sau, chất nào phản ứng trước, chất nào phản ứng sau ? PHẦN B: BÀI TẬP Dạng 1 : Cho trước hiện tượng – Yêu cầu giải thích 1. Phương pháp – Lần lượt từ một hiện tượng đầu bài đã cho, liên hệ đến những tính chất đã học (chủ yếu là tính chất hoá học) tìm ra nguyên nhân cụ thể. – Viết phương trình hoá học (PTHH) minh hoạ (ghi rõ điều kiện xảy ra p.ư, trạng thái mỗi chất trong PTHH) 2. Ví dụ minh hoạ Bài 1.Trên bề mặt các hố nước Calcium hydroxide lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích. Phương pháp: Cần phải suy luận được:
– Thành phần của nước Calcium hydroxide gồm những chất nào? (Chất chính là dung dịch Ca(OH) 2 – Tính chất hoá học của dung dịch Ca(OH) 2 (Tác dụng với acide oxide, acid, muối). – Trong thành phần không khí, chất nào sẽ tác dụng với nước calcium hydroxide trong theo tính chất hoá học trên? Hướng giải: Giải thích được: Chất rắn xuất hiện như một lớp màng mỏng trên mặt hố nước calcium hydroxide là do xảy ra phản ứng: Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 + H 2 O Bài 2. Calcium oxide tiếp xúc lâu ngày với không khí sẽ bị giảm chất lượng. Hãy giải thích hiện tượng này và minh hoạ bằng phương trình phản ứng hoá học. Phương pháp + Cần phải xác định được thành phần hoá học của Calcium oxide và không khí. Dựavào tính chất hoá học nhận xét xem có những phản ứng hoá học nào xảy ra? Hướng giải: Thành phần của không khí có: Khí carbon di oxide, hơi nước... nếu để Calcium oxide lâu trong không khí thì Calcium oxide không còn giữ nguyên phẩm chất, do xảy ra các phản ứng hoá học sau: CaO + CO 2 → CaCO 3 CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 + H 2 O 3/Bài tập giải chi tiết: Bài 1. Tại sao khi sử dụng carbon (than) để đun nấu, nung gạch ngói, nung calciumoxide lại gây ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp chống ô nhiễm và giải thích. Giải
Trình bày được ba nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khi đốt than (carbon). Đó là: – Khi đun, đốt carbon đã tác dụng với O 2 làm giảm lượng O 2 , trong không khí. – Sản phẩm của phản ứng đốt cháy là khí CO 2 , CO, SO 2 , ... gây độc. – Nhiệt lượng toả ra qua các phản ứng rất lớn. Cần chỉ ra được biện pháp tích cực nhất chống ô nhiễm môi trường là trồng và bảo vệ cây xanh sẽ tăng lượng khí O 2 , giảm được lượng khí độc nhờ quá trình quang hợp và làm giảm sức nóng của môi trường. Bài 2. Tại sao khi đốt kim loại Fe hoặc Al, ... thì khối lượng tăng lên còn khi đốt bông, vải sợi thì khối lượng lại giảm? Giải – Khi đốt, kim loại đã hoá hợp với O 2 tạo ra oxide (là chất rắn) làm cho khối lượng tăng lên: 3Fe + 20 2 Fe 3 O 4 Hoặc: 4A1 + 30 2 2Al 2 O 3 – Khi đốt bông, vải... do đã giảm đi lượng C (giải phóng thành CO 2 ) làm cho khối lượng bông vải giảm: Bài 3. Cho 20g NaOH vào dung dịch CuSO4 dư. Lọc, rửa kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được bao nhiêu gam chất rắn? Giải Kết tủa xuất hiện là do: 2NaOH + CuSO 4 → Cu(OH) 2 + Na 2 SO 4 Sau đó: Cu(OH) 2 CuO+ H 2 O Nung đến khối lượng không đổi tức là để cho H 2 O bay hơi hết, sản phẩm duy nhất chỉ còn lại là CuO (là chất rắn). (Khối lượng chất rắn thu được chính là khối lượng của CuO).
Bài 4. Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau: - Cho một ít bột Fe 3 O 4 vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. - Cho dây copper (đồng) vào dung dịch HCl. - Cho dung dịch Na 2 CO 3 vào dung dịch FeCl 3 . - Cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeSO 4 rồi để ngoài không khí một thời gian. Giải - Bột Fe 3 O 4 tan dần, dung dịch ban đầu không màu chuyển dần sang màu vàng nâu. Fe 3 O 4 + 4H 2 SO 4 FeSO 4 + Fe 2 (SO 4 ) 3 + 4H 2 O - Không có hiện tượng. - Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, có khí không màu, không mùi thoát ra. 3Na 2 CO 3 + 2FeCl 3 Fe 2 (CO 3 ) 3 + 6NaCl Fe 2 (CO 3 ) 3 + 3H 2 O 2Fe(OH) 3 + 3CO 2 - Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh. Khi để ngoài không khí một thời gian, kết tủa chuyển dần thành màu nâu đỏ, 2NaOH + FeSO 4 Fe(OH) 2 + Na 2 SO 4 4Fe(OH) 2 + O 2 + 2H 2 O 4Fe(OH) 3 Bài 5: Nêu hiện tượng có giải thích ngắn gọn và viết phương trình phản ứng (nếu có) cho các thí nghiệm sau: a. Nhúng đinh Iron vào dung dịch CuSO 4. b. Cho ít bột aluminium và mẩu sodium vào nước. Giải a, Đinh Iron phủ một lớp kim loại copper màu đỏ. Màu xanh của dung dịch nhạt dần. PTHH: Fe + CuSO 4 FeSO 4 + Cu