PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 7.1 Đồng chí.docx

Ngày soạn: ....../...../..... Ngày dạy: ....../...../...... BÀI 7: TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG I. Mục tiêu 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. - Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. - Bước đầu biết làm một bài thơ tự do, viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. - Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. - Yêu quê hương, đất nước, có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có khát vọng và hoài bão lớn lao. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra 2. Phẩm chất - Yêu quê hương, đất nước, có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có khát vọng và hoài bão lớn lao II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Kế hoạch bài dạy - SGK, SGV - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học liệu: trả lời câu hỏi III. Tiến trình dạy học PHẦN TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học b. Nội dung: GV cho HS xem video bài hát c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS xem video bài hát “Bước chân trên dãy Trường Sơn” và giới thiệu vào bài học - GV dẫn dắt vào bài mới: Bước chân trên dãy Trường Sơn  là một ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng của nhạc sĩ, Đại tá Vũ Trọng Hối ra đời vào năm 1966. Bản hành khúc là bản quân ca của người lính Trường Sơn vô danh và lớn lao: Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn Đá mòn mà đôi gót không mòn Ta đi nhằm phương xa gió ngàn đưa chân ta về quê hương…“. Nghe bài hát, ta như sống lại những năm tháng sôi động nhất của dân tộc, như đang được cùng đi lên với những bước chân rắn rỏi, vững vàng của người chiến sĩ đang đạp trên dãy Trường Sơn. Đặc biệt, ta còn cảm nhận được niềm tin yêu và ước vọng, tiếng lòng của của cả thế hệ anh hùng. Nnhững năm tháng ấy, khí thế sục sôi, hào hùng, bất diệt và khí phách quật cường của dân tộc hun đúc trong trái tim thế hệ trẻ, trở thành ngọn lửa thiêng giục giã thanh niên xả thân vì sự nghiệp cách mạng. Và để hiểu rõ hơn về tình yêu thương, niềm tin và khát vọng của con người giữa những năm tháng chiến tranh gian khổ, hi sinh nhưng cũng rất đỗi anh dũng, hào hùng, chúng ta cùng sang bài Bài 7: Tin yêu và ước vọng Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề và thể loại chính của bài học b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học và trả lời câu hỏi: + Chủ đề của bài học là gì? + Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì? + Phần Giới thiệu bài học còn cho biết ở chủ đề này các em làm quen với thể loại văn bản nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC 1. Chủ đề Tin yêu và ước vọng - Niềm tin yêu và ước vọng của con người. - Tin yêu là niềm tin vào những điều tốt đẹp; là tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí, đồng đội, tình yêu con người,… - Ước vọng là những ước mơ, khát vọng cao cả của con người. 2. Thể loại - Đồng chí (Chính Hữu)  Thơ tự do - Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi)  Thơ tự do - Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)  Truyện ngắn Hoạt động 2: Khám phá tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của thơ tự do, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv áp dụng kĩ thuật CẶP ĐÔI CHIA SẺ Hoàn thành phiếu học tập Thời gian: 5 phút GV giới thiệu về phong trào Thơ mới với những tác giả tiêu biểu… + Phong trào Thơ mới + Nhớ rừng (Thế Lữ) + Vội vàng (Xuân Diệu) GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Cảm xúc là gì? Mạch cảm xúc là gì? II. TRI THỨC NGỮ VĂN 1. Thơ tự do - Không quy định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ - Có thể có vần hoặc không vần. - Khi có vần, cách gieo vần trong bài thơ tự do rất linh hoạt: vần chân hoặc vần lưng, vần liền hoặc vần cách. - Nhịp điệu được tạo nên bởi cách ngắt các vế trong dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vần ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ. - Có thể diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú của cuộc sống. 2. Mạch cảm xúc Cảm xúc - là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của thơ trữ tình. - vận động theo một trình tự và phát triển thành mạch. Mạch cảm xúc - có nhiều cung bậc sắc thái - chi phối các yếu tố nội dung và hình

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.