Content text File 4.1.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 4. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ 4.1. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Phần I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Tỉnh nào sau đây hiện nay không thuộc vùng TD&MNBB? A. Thái Nguyên. B. Bắc Giang. C. Quảng Ninh. D. Lạng Sơn. Câu 2. Tỉnh nào sau đây ở vùng TD&MNBB vừa giáp Lào vừa giáp Trung Quốc? A. Điện Biên. B. Lai Châu. C. Hà Giang. D. Lạng Sơn. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí và lãnh thổ vùng TD&MNBB? A. Có diện tích lớn nhất cả nước. C. Lãnh thổ gồm 15 tỉnh. B. Là vùng duy nhất không giáp biển. D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây đúng với dân cư vùng TD&MNBB? A. Mật độ dân số thấp. B. Tỉ lệ dân thành thị cao. C. Chủ yếu là dân tộc Tày. D. Quy mô dân số đông. Câu 5. Đặc điểm chung của địa hình vùng TD&MNBB là A. địa hình các-xtơ khá phổ biến. B. gồm các cao nguyên và đồi núi thấp. C. dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất cả nước. D. địa hình đa dạng và phức tạp. Câu 6. Loại đất nào sau đây chiếm 2/3 diện tích của vùng TD&MNBB? A. Đất fe-ra-lit đỏ vàng. B. Đất fe-ra-lit đỏ nâu. C. Đất phù sa màu mỡ. D. Đất cát biển. Câu 7. Vùng TD&MNBB có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp dựa trên điều kiện tự nhiên chủ yếu nào sau đây? A. Địa hình và khí hậu. B. Địa hình và đất. C. Khí hậu và đất. D. Khí hậu và nguồn nước. Câu 8. Cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt ở vùng TD&MNBB phát triển dựa trên điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây về tự nhiên?
A. Có nhiều giống cây trồng cận nhiệt. B. Có mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp. C. Có đất phù sa cổ và đất phù sa mới. D. Có địa hình phân hoá đa dạng. Câu 9. Đánh giá nào sau đây không đúng về thế mạnh của vùng TD&MNBB? A. Phát triển thuỷ điện, du lịch. B. Phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới. C. Phát triển thuỷ điện, chăn nuôi gia súc lớn. D. Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Câu 10. Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên nào sau đây để phát triển thuỷ điện ở vùng TD&MNBB? A. Nhiều sông suối có độ dốc lớn. B. Địa hình núi cao, phân hoá đa dạng. C. Nhiều sơn nguyên và cao nguyên. D. Diện tích rộng lớn, nhiều núi cao. Câu 11. Có trữ năng thuỷ điện lớn nhất ở vùng TD&MNBB là sông nào sau đây? A. Sông Hồng. . Sông Đà. C. Sông Chảy. D. Sông Gâm. Câu 12. Khoáng sản ở vùng TD&MNBB có đặc điểm nào sau đây? A. Trữ lượng lớn, nhất là than đá. B. Phần lớn trữ lượng vừa và nhỏ. C. Chủ yếu là khoáng sản năng lượng. D. Phân bố tập trung, dễ khai thác. Câu 13. Các loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn ở vùng TD&MNBB? A. Dầu khí, a-pa-tit, chì – kẽm. B. Nhôm, a-pa-tit, chì – kẽm. C. Than nâu, a-pa-tit, chì – kẽm. D. A-pa-tit, thiếc, chì – kẽm. Câu 14. Sự đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái đã tạo tiền đề cho vùng TD&MNBB phát triển ngành kinh tế nào sau đây? A. Khai thác và chế biến lâm sản. B. Nông nghiệp hàng hoá. C. Du lịch và bảo vệ môi trường. D. Công nghiệp chế biến lâm sản. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây đúng với dân cư và lao động vùng TD&MNBB? A. Khá đông, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo thấp hơn trung bình cả nước. B. Khá đông, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao hơn trung bình cả nước. C. Khá ít, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao hơn trung bình cả nước. D. Khá ít, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo thấp hơn trung bình cả nước. Câu 16. Các cửa khẩu nào sau đây ở vùng TD&MNBB? A. Tây Trang, Lào Cai, Đồng Đăng. B. Móng Cái, Lào Cai, Đồng Đăng.
C. Móng Cái, Lao Bảo, Đồng Đăng. D. Bờ Y, Lào Cai, Đồng Đăng. Câu 17. A-pa-tit ở vùng TD&MNBB có trữ lượng lớn và chủ yếu được khai thác ở tỉnh nào sau đây? A. Lào Cai. B. Tuyên Quang. C. Phú Thọ. D. Yên Bái. Câu 18. Trong khai thác khoáng sản ở vùng TD&MNBB, cần chú ý vấn đề nào sau đây? A. Tái định cư, thay đổi cảnh quan. B. Đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại. C. Tạo việc làm, suy giảm tài nguyên rừng. D. Môi trường, suy giảm tài nguyên rừng. Câu 19. Thế mạnh nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở vùng TD&MNBB? A. Lao động có trình độ cao. B. Giao thông phát triển. C. Nguồn nguyên liệu dồi dào. D. Công nghiệp phát triển lâu đời. Câu 20. Ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, đang phát triển mạnh ngành công nghiệp nào sau đây? A. Sản xuất sản phẩm điện tử. B. Khai thác khoáng sản. C. Khai thác thuỷ điện. D. Sản xuất, chế biến thực phẩm. đã thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất sản TD&MNBB phát triển mạnh? Câu 21. Yếu tố chủ yếu nào sau đây phẩm điện tử, máy vi tính của vùng A. Nguồn lao động đông. B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. Cơ sở vật chất hạ tầng tốt. D. Thu hút vốn đầu tư FDI. Câu 22. Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển công nghiệp của vùng TD&MNBB? A. Khai thác gắn với chế biến khoáng sản. B. Phát triển địa bàn trọng điểm thuỷ điện. C. Xây dựng các trung tâm công nghiệp quy mô lớn. D. Xây dựng các trung tâm ứng dụng công nghệ cao. Câu 23. Những nguyên nhân chủ yếu nào sau đây để hình thành vùng chuyên canh cây chè tập trung ở các tỉnh thuộc vùng TD&MNBB? A. Khí hậu mát mẻ, nhiều cao nguyên và đồi trung du. B. Khí hậu nóng ẩm, nhiều cao nguyên và đồi trung du. C. Khí hậu mát mẻ, nhiều đồi trung du và nguồn nước dồi dào.
D. Khí hậu gió mùa, nhiều cao nguyên và đất ba-dan màu mỡ. Câu 24. Các cây dược liệu của vùng TD&MNBB có đặc điểm nào sau đây? A. Cây nhiệt đới ưa nóng ẩm, diện tích tăng nhanh B. Nguồn gốc ôn đới chiếm ưu thế, diện tích ổn định. C. Chủ yếu là cây ngắn ngày, diện tích tăng mạnh D. Diện tích ngày càng tăng, là thế mạnh của vùng. Câu 25. Các nguyên nhân chủ yếu nào sau đây quyết định các loại rau của vùng TD&MNBB có diện tích lớn và ngày càng mở rộng? A. Tận dụng lợi thế tự nhiên và có thị trường mở rộng. B. Khí hậu phân hoá đa dạng và có đất tốt. C. Công nghiệp chế biến phát triển và có đất tốt. D. Thị trường mở rộng và có giao thông phát triển. Câu 26. Hướng phát triển nào sau đây không đúng đối với các cây trồng chủ lực của vùng TD&MNBB trong thời gian tới? A. Hình thành các vùng đa canh. B. Hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn. C. Sản xuất gắn với công nghiệp chế biến. D. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao. Câu 27. TD&MNBB dựa trên thế mạnh nào sau đây để chăn nuôi đàn gia súc lớn? A. Nông nghiệp hàng hoá phát triển. B. Nguồn thức ăn, khí hậu phù hợp. C. Công nghiệp chế biến phát triển. D. Gần các vùng tiêu thụ lớn. Câu 28. Đàn bò sữa trong vùng TD&MNBB được nuôi nhiều nhất ở A. Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái. B. Mộc Châu (Sơn La), Tuyên Quang. C. Yên Bái, Tuyên Quang. D. Mộc Châu (Sơn La), Thái Nguyên. Câu 29. Việc khai thác thế mạnh của vùng TD&MNBB mang lại ý nghĩa kinh tế chủ yếu nào sau đây? A. Khai thác hiệu quả các thế mạnh và tăng trưởng kinh tế nhanh. B. Khai thác có hiệu quả nguồn lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.